Vấn đề tiếp cận nguồn vốn:

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề ninh hiệp (Trang 60 - 63)

3) Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước

2.1.1 Vấn đề tiếp cận nguồn vốn:

Cũng như mọi lĩnh vực khác vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làng nghề diễn ra ổn định và có thể mở rộng. Với nhịp độ phát triển sơi động như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Ninh Hiệp ngày càng

được mở rộng, nhu cầu vốn của người Ninh Hiệp ngày càng lớn. Thực tế ở Ninh Hiệp cho thấy chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất là ngắn, thường chỉ kéo dài 3 tháng, 6 tháng đến 12 tháng vì mặt hàng là vải, nơng sản, dược liệu... nên có tính mùa vụ rất cao. Ví dụ, riêng đối với mặt hàng vải, do yêu cầu của thị trường tiêu thụ thì mỡi mùa đều phải có những loại vải khác nhau phù hợp với nhu cầu may mặc từng mùa, ngoài ra phải thường xuyên cập nhật nhiều loại vải mới, thay đổi mẫu mã liên tục đáp ứng nhu cầu thời trang may mặc. Do đó nhu cầu vớn của Ninh Hiệp chủ yếu là ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, quay vòng vốn để nhập hàng mới cho mùa sau. Tuy nhiên đối với các hộ chế biến dược liệu hay hộ gia cơng may mặc, nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị mới cũng rất lớn.

*Đối với nghề buôn bán vải:

Theo thống kê của xã, để bắt đầu bán hàng vải trong chợ một thương nhân cần ít nhất 400-500 triệu đồng để thuê kiốt, lấy hàng từ các đại lý buôn bán vải lớn trong xã. Đối với người Ninh Hiệp, do nghề bn bán vải đã có từ lâu đời và thường truyền cho con cháu trong nhà, mức độ tích lũy vốn để tái đầu tư tương đối cao nên với số vốn 400- 500 triệu để mở kiốt bán vải thường là bố mẹ bỏ ra ban đầu cho con, anh chị trong nhà cho em. Vì vậy đối tượng thương nhân bán vải nhỏ lẻ trong chợ tuy rất đông (khoảng hơn 1000 người) nhưng họ hầu như khơng có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Những hộ kinh doanh lớn, đại lý cung cấp vải ở Ninh Hiệp mới là đới tượng có nhu cầu vớn lớn mà ngân hàng và các tở chức cho vay khác cần hướng tới. Ở Ninh Hiệp có khoảng hơn 100 hộ bn lớn như vậy. Những đại lý này thường xuyên sang Trung Quốc, Hồng Kông lấy hàng, cứ khoảng hai lần một tháng là có đợt nhập hàng mới, vốn lưu động vì vậy quay vòng rất nhanh, nhu cầu vốn lưu động rất lớn, ước tính khoảng 650 tỷ đồng/năm.

*Đối với nghề may cắt quần áo gia công, chế biến dược liệu, nơng sản

Hiện nay mới có 20/400 hộ có nghề may cắt gia cơng tại Ninh Hiệp sử dụng máy cắt công nghiệp, còn lại là máy may chạy điện. Do đó sản phẩm do Ninh Hiệp làm ra có chất lượng khơng cao, chỉ có thể bán được với giá thấp, không mở rộng được thị trường tiêu thụ. Để nâng cao năng suất, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn ước tính những hộ này cần vốn khoảng 250 tỷ đồng để mua sắm máy cắt công nghiệp, máy may công nghiệp, thay thế máy cũ đã hết giá trị sử dụng.

Các hộ làm nghề chế biến dược liệu, nơng sản thì đều chưa có máy sấy chun dùng nên có nhu cầu vớn để cải thiện cơng nghệ, xây dựng qui trình chế biến hiện đại. Vì

thị trường tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm, nhất là các sản phẩm thuốc, nông sản phải sạch, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, khơng gây độc hại cho người sử dụng. Việc người Ninh Hiệp sử dụng diêm sinh để sấy cũng đã gây lo lắng cho người tiêu dùng gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Mặt khác đối với những hộ kinh doanh, làm đại lý cung cấp dược liệu thì nhu cầu vốn lưu động cũng rất lớn. Các hộ này thường mỗi tuần một lần phải sang Trung Quốc nhập hàng, mỗi đợt hàng khoảng 4, 5 tấn. Để hoạt động được như vậy các hộ phải có vớn mua xe, vớn để trả trước một phần tiền hàng cho chủ hàng Trung Quốc. Ở Ninh Hiệp có khoảng vài trăm hộ kinh doanh nghề th́c như vậy nên số vốn lưu động ước tính phải cần đến 200 tỷ đồng/năm, vốn để mua sắm tài sản cố định (xe tải, máy sấy...) xấp xỉ 300 tỷ đồng.

Như vậy theo ước tính nhu cầu vốn lưu động của Ninh Hiệp khoảng 850 tỷ đồng/năm; nhu cầu vốn trung, dài hạn để mua sắm máy móc, đởi mới cơng nghệ, di chuyển sản xuất vào khu công nghiệp... là khoảng 550 tỷ đồng.

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh từ lâu đời, quan hệ với bạn hàng Trung Quốc đã nhiều năm nên khi nhập hàng mới chỉ phải trả trước một phần tiền hàng, phần còn lại sau khi bán hàng thu được tiền mới phải trả phần còn lại. Trên 60% vốn lưu động để kinh doanh là vớn tự có (khoảng trên 510 tỷ đờng) còn lại là vớn vay, trong đó vay ngân hàng chỉ chiếm khoảng 10% (khoảng 85 tỷ đồng), vay của người cho vay nặng lãi, vay của bạn bè... chiếm khoảng 30% còn lại, chủ yếu là vay nặng lãi.

Về vốn trung, dài hạn, chỉ một phần nhỏ được tài trợ bằng vớn tự có, phần còn lại là nhu cầu rất lớn của Ninh Hiệp đang đợi các ngân hàng khai thác.

Người dân làng nghề ít vay vớn ngân hàng mặc dù có nhu cầu lớn là do hai nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu cần vớn nhanh chóng thậm chí cần ngay lập tức của thương nhân Ninh Hiệp. Thứ hai là do người có nhu cầu vay không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về chứng minh khả năng tài chính, lập phương án sử dụng vốn vay, các yêu cầu về tài sản đảm bảo... Chính vì vậy họ chọn lựa giải pháp vay nặng lãi mặc dù chịu lãi śt cao, nhưng ngay lập tức có vớn. Với thời gian vay cực ngắn thì đây là giải pháp hiệu quả hơn đi vay ngân hàng.

Tuy nhiên những con số trên mới chỉ là ước tính trong thời điểm hiện tại. Theo định hướng phát triển, Ninh Hiệp trở thành trung tâm cung cấp vải và phụ kiện ngành may cho toàn miền Bắc, hoạt động kinh doanh vải ngày càng mở rộng, hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu với nước ngoài sẽ ngày càng phát triển. Hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới có thể vượt q khả năng vớn tự có của các thương nhân ở đây. Khi đó nhu

cầu vay vớn lưu động của ngân hàng chắc chắn sẽ tăng cao hơn. Và khi khu công nghiệp Ninh Hiệp được xây dựng xong, theo chủ trương của các cấp lãnh đạo các hộ may cắt gia công cần được tập trung lại thành xưởng may, công ty may mặc, các hộ chế biến dược liệu tập trung thành các xưởng chế biến, công ty chế biến dược liệu, nơng sản. Khi đó các hộ cần phải tiến hành xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải mới, trả tiền thuê đất,...nhu cầu vốn trung, dài hạn vì vậy cũng ngày càng cao. Trong tương lai nhu cầu vốn của Ninh Hiệp chắc chắn sẽ còn tăng lên nữa.

Từ các phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng dưới vai trò điều phới vĩ mô, chính phủ phải đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn tốt hơn, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đinh có nhu cầu có khả năng tiếp cận với ng̀n vớn vay ngân hàng một cách dễ dàng và lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề ninh hiệp (Trang 60 - 63)