3) Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước
2.1.2 Vấn đề hỗ trợ xúc tiến thương mại:
Như giới thiệu về mô hình “Mỗi làng, một sản phẩm” của Morihiko Hiramatsu thì việc xúc tiến thương mại tập trung, xây dựng một cổng thông tin duy nhất cho làng nghề là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tháng 6/2009 thì người Ninh Hiệp mới xuất hiện một website xúc tiến thương mại duy nhất do chính tác giả làm. Bán đầu website www.ninhhiep.com được thiết kế với tính năng như một trang tin, giới thiệu về văn hóa, lịch sử và con người Ninh Hiệp. Ngồi ra, website còn bở sung một sớ chức năng giới thiệu sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Ninh Hiệp. Mặc dù với tham vọng rất lớn là hỗ trợ mảng xúc tiến thương mại trên internet cho địa phương nhưng do ng̀n lực có hạn nên cơng việc xúc tiến vẫn được duy trì một cách chậm chạp. Thiết nghĩ, để công tác xúc tiến được tiến hành một cách thuận lợi thì cần có hỡ trợ mang tính vĩ mơ của chính quyền địa phương nói riêng, của cấp chính phủ nói chung. Kinh nghiệm phát triển mô hình “mỗi làng, một sản phẩm” Morihiko Hiramatsu cho thấy, việc xúc tiến làng nghề cần có hỡ trợ của chính qùn cấp cao nhất tại địa phương. Trước khi tiến hành mô hình “mỗi làng, một sản phẩm” ở địa phương nào thì ông đều đến gặp để nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cấp cao nhất của địa phương đó để thuyết phục vị lãnh đạo cấp cao nhất. Điều này cho thấy, ngồi việc được sự đờng lòng của tồn bộ dân địa phương, để chiến dịch xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao thì tầm của người lãnh đạo cũng phải rất xa, sâu, rộng.
Tháng 8 năm 2010, theo định hướng xúc tiến thương mại cho các làng nghề Việt Nam ra thế giới, “Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010” do Sở Công Thương
Hà Nội đứng ra tổ chức thu hút được 500 làng nghề37 đăng kí tham gia. Đây có lẽ là một cơ hội rất tớt khơng chỉ cho làng nghề Ninh Hiệp mà còn cho toàn bộ các làng nghề Việt Nam muốn tạo dựng một thương hiệu mang tầm quốc tế. Tuy nhiên, xét thấy, để chớp được cơ hội này thì làng nghề Ninh Hiệp cần có đại diện của mình là một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc đặc trưng của làng. Doanh nghiệp này phải có sự kết hợp ăn ý hay hỡ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương để đứng tên làng nghề tham gia hội trợ. Tuy nhiên, trong danh sách 5 làng nghề nổi tiếng để làm một tour du lịch trong tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội thì khơng có làng nghề Ninh Hiệp. Chỉ riêng điều này cũng chứng tỏ rằng chính quyền địa phương chưa thật sự sát sao hoặc chưa đánh giá đúng mực về cơ hội của tuần lễ này. Trong cùng một điều kiện như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội38 rất sốt sắng chuẩn bị cho tuần lễ này để quảng bá thương hiệu mình.
Một trong những mảng quan trọng trong việc xúc tiến thương mại cho làng nghề là vấn đề đăng kí bản quyền, thương hiệu. Làng nghề Ninh Hiệp được nổi tiếng trong nước với thương hiệu “Vải Ninh Hiệp”, nhưng nói chung là thương hiệu này vẫn chỉ nổi tiếng trong nước và chưa được đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Phải chăng đây cũng lại là một dấu hiệu của sự đánh giá chưa đúng tầm về việc đăng kí thương hiệu của chính quyền địa phương? Việc đăng kí thương hiệu là vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp xuất khẩu tại Ninh Hiệp bán sản phẩm của mình ra thị trường nước ngồi hoặc hỡ trợ cho ngành du lịch của Ninh Hiệp trong tương lai.