Hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường:

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề ninh hiệp (Trang 64 - 67)

3) Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước

2.1.3 Hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường:

Vấn đề hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường đều nằm trong chiến lược vĩ mô của chính phủ, mang tính giải quyết các vấn đề xã hội như giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường,… Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, cả 2 giải pháp này đều có tác động lâu dài tới kinh tế của làng nghề.

Hỗ trợ đào tạo dậy nghề: Trong lịch sử phát triển của làng nghề của Ninh Hiệp đã

được phân tích ở các phần trên thì việc đào tạo nghề có vai trò sớng còn của một làng nghề. Sở dĩ nghề Đậu phát triển mạnh mẽ tại làng Nành xưa gắn liền với sự tích Đức Phật từ Ấn Độ dậy cho người Nành các trồng cây đậu, cách chế biến các món ăn ngon như giò đậu, bánh đậu nành, sữa đậu nành, tương đậu,… Sau đó nghề Dệt và nghề Y phát triển được cũng nhờ một bà tên là Lý Nương đến dậy dân làng cách dệt, cách chữa bệnh bằng

37 http://www.baomoi.com/Info/500-lang-nghe-tham-gia-Tuan-le-Hang-thu-cong-my-nghe-Ha-Noi/137/3953115.epi

38 Mợt trong những cơng ty đó là cơng ty xuất khẩu hàng thêu tay Minh Minh Tâm, là công ty nơi tác giả thực tập.

thuốc Nam. Mãi cho đến các thế hệ sau này, người Ninh Hiệp cũng tự dậy nhau cách buôn bán, làm ăn từ trong gia đình như mẹ dậy con gái, cô dậy cháu gái, chú bác dậy cháu trai,… Nghề Da phát triển nhanh chóng rời kết thúc sứ mệnh của mình một cách huy hoàng cũng là nhờ khả năng tự học hỏi của người Nành, từ một người dậy cho chục người, từ chục người dậy cho hàng trăm người. Có thể nói, khả năng tự học hỏi, khả năng đào tạo và truyền nghề cho nhau chính là yếu tố khiến làng nghề Ninh Hiệp phát triển mạnh mẽ dù họ chuyển sang làm nghề nào.

Cũng trong lịch sử phát triển làng nghề Ninh Hiệp, tác giả chưa thấy có sự đào tạo mang tính chính quy và có tở chức nào từ chính phủ. Ngày nay, chính phủ Việt Nam đã có những nhìn nhận khá đúng đắn về việc đào tạo dậy nghề tại làng nghề, nhưng có lẽ nếu khơng có sự sát sao quan tâm đúng mực thì việc dậy nghề tại Ninh Hiệp sẽ sa đà vào hình thức. Người học nghề ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc phải được thị trường đào tạo lại. Theo nhận định của tác giả, để công tác đào tạo, dậy nghề trở lên thiết thực và hữu ích như cách người Ninh Hiệp tự dậy nhau thì công tác dậy nghề nên được để cho người dân địa phương toàn quyền quyết định dưới sự hướng dẫn, tổ chức của chính quyền xã.

Theo chiến lược đào tạo dậy nghề của chính phủ thì năm 2010 sẽ mở một trung tâm đào tạo dậy nghề tại khu vực Thạch Sàng, dậy đại trà cho các cháu bỏ học sớm và những ai muốn nâng cao tay nghề cắt may. Tuy nhiên, vấn đề là bộ phận giảng viên, đào tạo cắt may là ai? Theo tác giả, để mô hình đạo tào dậy nghề tại Ninh Hiệp phát triển mạnh mẽ, tiết kiệm chi phí vàv có hiệu ứng lan tỏa cao thì nên theo mô hình dưới đây:

Tất nhiên, việc mời các siêu chuyên gia thiết kế thời trang trong nước và nước ngoài về đào tạo dậy nghề cho người dân thì thực sự rất tốn kém. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là đường lối phát triển tiết kiệm nhất, theo ý kiến tác giả “đầu tư vào chất xám là đầu tư siêu lợi nhuận”. Đối tượng học nghề sẽ phải là những học sinh có tư chất nhanh nhậy, có hứng thú và đam mê với lĩnh vực thời trang, và được đào tạo ngay từ lớp 6 (12 tuổi).

Vì theo lý thuyết 10000 giờ của cuốn Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell thì để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực chúng ta mất trung bình 10 ngàn giờ, tương đương với 10 năm chuyên cần học tập một lĩnh vực nào đó một cách nghiêm chỉnh. Song song với đào tạo nghề, lớp dậy nghề sẽ dậy ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, để đội ngũ này sau khi tớt nghiệp vừa có trình độ chun mơn cao, vừa có ngoại ngữ tớt có thể giao dịch được với thế giới. Sau 10 năm, đội ngũ học sinh nghề may mặc này “tốt nghiệp” vào độ tuổi 22, sức lao động và sáng tạo dồi dào, năng nổ tham gia vào thị trường, xã hội. Một phần được giữ lại để đào tạo cho các khóa sau, một phần tham gia vào thị trường, kinh doanh để làm lãnh đạo các công ty thời trang, phần còn lại làm chuyên gia thiết kế thời trang cho các tập đoàn lớn. Trong quá trình học tập, đến hết lớp 9, học sinh nào có nhu cầu học trực tiếp tại kinh đô thời trang của Châu Á thì được cử đi du học tại Nhật Bản với cam kết sẽ trở về phụng sự cho quê hương. Còn học sinh nào có hứng thú kinh doanh sẽ được đào tạo thêm chuyên môn về quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế song song với dậy nghề và dậy ngoại ngữ.

Giải quyết vấn đề môi trường: Vấn đề môi trường cho làng nghề đang là một vấn

đề khá bức xúc trong xã hội hiện nay. Theo một số lý thuyết kinh tế vĩ mô, để giảm khoảng cách kinh tế của một nước đang phát triển như Việt Nam với các nước phát triển thì việc ảnh hưởng tới môi trường, lạm dụng tài nguyên, tham nhũng,… là đương nhiên. Tuy nhiên, trong cuốn Quản trị học và quản trị theo phong cách Nhật Bản39 của Takahashi thì giáo sư này có đề x́t 2 mơ hình phát triển doanh nghiệp xanh. Doanh nghiệp xanh là những doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm xanh, thân thiện với mơi trường, có thể tái chế và khơng gây ơ nhiễm. Có 3 cấp độ của doanh nghiệp theo mức độ tác động xấu tới môi trường, ở cấp độ 3, doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có thể tái chế, tiết kiệm chi phí (ví dụ như giấy tái chế), sẽ giảm áp lực khai thác tài nguyên. Cũng theo phân tích của Takahashi, việc doanh nghiệp tham gia bảo vệ mơi trường ở mức độ nào gắn bó chặt chẽ với việc chính sách của Chính phủ tới việc bảo vệ môi trường ra sao. Các chính sách này gồm có phạt th́ cao cho các doanh nghiệp khơng sử dụng hệ thống xử lý chất thải, giảm thuế cho các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường,… Tất nhiên, mô hình của thầy Takahashi đưa ra một phương hướng chính sách áp dụng chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Còn xét trên quy mô làng nghề Ninh Hiệp, để bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững thì theo ý kiến của tác giả, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho các công ty hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề ninh hiệp (Trang 64 - 67)