Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu việt nam và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 49 - 52)

2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH HỒ TIÊU VIỆT NAM

2.1.3. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

Thành tựu:

Trong 5 năm qua (giai đoạn 2007 – 2011) ngành hồ tiêu Việt Nam đã có q trình phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao thương hiệu và chất lượng hồ tiêu Việt Nam trên trường thế giới và đã đạt được một số thành tựu sau:

Sản lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu trong giai đoạn qua đã tăng lên không ngừng. Giai đoạn 2007 – 2011 là giai đoạn phát triển mạnh của ngành hồ tiêu Việt Nam: sản lượng từ 82.904 tấn năm 2006 lên 123.808 tấn năm 2011, tăng 49,3%, sản lượng xuất khẩu bình quân trong 5 năm qua từ năm 2007 đến 2011 là 109.504 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu từ 271 triệu USD năm 2007 lên 732 triệu USD năm 2011, tăng 170%, giá xuất khẩu bình quân từ 3.269 USD/tấn năm 2006 lên 5.912 USD/tấn năm 2011, tăng 80,85%. Cũng trong giai đoạn này trung bình mỗi năm xuất khẩu hồ tiêu mang về 274 triệu USD cho nước ta.

Song song đó là việc thị trường liên tục được mở rộng. Năm 2002, hồ tiêu Việt Nam chỉ được xuất khẩu đến 30 nước nhưng đến năm 2005 thì hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia của thế giới và năm 2011 con số này tăng lên là 90 vùng lãnh thổ. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới. Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã nhìn Việt Nam với con mắt tơn trọng, lắng nghe và cùng chia sẻ. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế.

Cơ cấu hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực, tỷ lệ hồ tiêu có giá trị cao đã tăng qua từng năm trong tổng khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam, năm 2011 tỷ lệ này chiếm 40%. Bên cạnh đó hồ tiêu thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu cũng đã tăng lên trong thời gian qua.

Chất lượng hồ tiêu xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam sang các thị trường cũng đã được cải thiện và ngày một nâng cao. Giá hồ tiêu xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Hoa Kỳ rẻ hơn so với các nước cùng sản xuất hồ tiêu như Ấn Độ,

Indonesia…, do đó sức cạnh tranh của hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới khá cao.

Ngồi ra việc diện tích trồng hồ tiêu mỗi năm đều tăng thêm dẫn đến sản lượng hồ tiêu thu hoạch tăng theo qua các năm và việc bà con nông dân áp dụng phương thức cách tác theo hướng hữu cơ, ít dùng phân, thuốc hóa học, tưới phun, bón phân qua đường ống…đã tạo được vườn tiêu sạch bệnh, nâng cao chất lượng, sản lượng tiêu thu hoạch. Điều này không chỉ giúp cho nông dân thu được nhiều lợi nhuận mà còn giúp cho việc xuất khẩu tiêu phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đã trở thành một đầu tàu vững mạnh trong việc không ngừng tập hợp, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến ngành hồ tiêu tham gia vào hiệp hội nhằm giúp tạo sự gắn kết, hợp tác giữa cách thành viên, giúp cho họ cũng như hiệp hội phát triển bền vững.

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đã xây dựng thành cơng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, góp phần nân cao uy tín và thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời Hiệp hội cũng đã quảng bá được hình ảnh, vị thế của hồ tiêu Việt Nam sâu rộng trên trường quốc tế, giúp cho khách hàng và các doanh nghiệp hiểu rõ nhau hơn thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu trong chương trình xúc tiến thương mại của Hiệp hội.

Tồn tại:

Năng suất hồ tiêu giữa các vùng trồng trong nước còn chêch lệch nhiều, cùng với vấn đề sâu bệnh, thiên tai, thời tiết không thuận lợi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành.

Việc biến động vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng đã làm ảnh hưởng đến giá thành của hồ tiêu làm giảm khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế.

Các nguồn thông tin về sản xuất, thị trường, giá cả hồ tiêu trong và ngồi nước nghèo nàn và khơng kịp thời, cộng với việc thống kê, phân tích, tổng hợp từ các Bộ, Ngành, quản lý nhà nước các địa phương còn nhiều hạn chế (thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, tiến độ thu hoạch, lượng xuất nhập khẩu ... dự báo cho từng mùa vụ tiêu trong nước và quốc tế), chưa có Bộ, Ngành nào theo dõi sát, kịp thời, hạn chế việc thu thập thơng tin của Hiệp hội và doanh nghiệp.

Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến tuy có được cải thiện nhưng vẫn cịn thấp so với các nước cạnh tranh như Braxin, Malayxia, Indonesia… Khả năng đáp ứng xuất khẩu khối lượng hàng lớn cịn gặp khó khăn do các doanh nghiệp chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ. Chính điều này đã khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá và giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam khơng ổn định, có nhiều biến động.

Tuy dung trọng tiêu Việt Nam khá tốt, có nguyên liệu tốt cho chế biến tiêu chất lượng cao nhưng vẫn có tới 70% lượng tiêu xuất khẩu dưới dạng thô (FAQ), chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế có giá trị không cao, nên hiệu quả xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam là không cao so với tiêu xuất khẩu của các nước như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Malaysia…. Lý do là tiêu xuất khẩu các nước nói trên đạt tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm quốc tế) cịn Việt Nam chủ yếu vẫn xử lý bằng hơi nước nên mới chỉ cho ra sản phẩm tiêu sạch.

Giá tiêu sạch thấp hơn so với tiêu đạt chuẩn ASTA khoảng từ 200 – 300 USD/tấn.

Nhờ có cơng nghệ xử lý tiên tiến, các nước trên đã mua hàng thơ của Việt Nam và những nước có cơng nghệ kém khác để xử lý rồi xuất bán cho các thị trường khác với giá cao.

Việt Nam mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của các địa phương khác do vậy giá thành luôn thấp hơn các nước cùng sản xuất khác như Indonesia, Malaysia hoặc các nước chuyên chế biến như Singrapore, Hà Lan.

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam chưa định hướng được sản xuất mang tính ổn định bền vững cho Hồ tiêu Việt Nam: tình trạng sản xuất tự phát, manh mún khơng gắn với thị trường diễn ra phổ biến trong thời gian qua, dẫn đến cung vượt quá cầu khiến cho giá cả giảm ảnh hưởng đến người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu cũng như toàn ngành Hồ tiêu Việt Nam.

Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam chưa gắn kết được 3 nhà: nông dân, ngân hàng, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Sự phối hợp giữa các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa đủ để tạo nên sức mạnh. Đồng thời trình độ cán bộ, nhân viên của Hiệp hội và của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu cịn thấp, trình độ quản lý chưa cao.

tăng nhập khẩu các sản phẩm giá trị cao như các sản phẩm đã xay và đã qua xử lý hơi nước. Đồng thời, luật pháp Châu Âu, Châu Mỹ ngày càng thắt chặt các quy định về kim loại nặng, mycotoxins, xuất xứ và các chất gây dị ứng đã khiến cho việc xuất khẩu tiêu của Việt Nam vào các thị trường này gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu việt nam và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)