Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu việt nam và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 30)

2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH HỒ TIÊU VIỆT NAM

2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh

2.1.2.1. Kết quả sản xuất

BẢNG 5: Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, năng suất bình qn, sản lượng hồ tiêu thu hoạch của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012

Năm Diện tíchtrồng (ha) Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất bình qn (tạ/ha) Sản lượng thu hoạch (tấn) 2007 48.000 41.100 28,25 85.000 2008 48.715 42.400 23,19 98.526 2009 50.500 44.400 24,44 107.986 2010 51.700 47.000 24,46 100.200 2011 52.171 46.153 23,8 110.035 2012* 54.300 46.100 24,2 109.668 Chú thích: * giá trị ước tính

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) – Tổng cục thống kê - FAO

BIỂU ĐỒ 2: Sản lượng tiêu thu hoạch giai đoạn 2007 – 2012

2007 2008 2009 2010 2011 2012 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Theo các số liệu thống kê trên, diện tích trồng hồ tiêu ở Việt Nam đã tăng lên đến 52 ngàn ha vào năm 2004, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 38,6 ngàn ha. Năng suất tiêu năm 2004 cũng khá cao. Nếu tính trên diện tích cho thu hoạch, năng suất dao động từ 1 tấn/ha ở Bắc Trung bộ đến 2,4 tấn/ha ở vùng Đông Nam Bộ và 3 tấn/ha ở Phú Quốc. Cá biệt, có những vùng trồng hồ tiêu đạt năng suất 4 - 5 tấn/ha như một số địa phương ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vùng Chư Sê ở Gia Lai.

Nhìn chung, tình hình sản xuất của Việt Nam năm 2006 khá thuận lợi. Mặc dù mưa lớn và kéo dài tại Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ gây ảnh hưởng đến việc đậu trái, làm rụng quả và là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nhưng những ảnh hưởng này là khơng đáng kể do những bệnh này có thể phịng ngừa được (trừ bệnh chết nhanh). Hơn nữa, người dân tại các vùng trồng trọng điểm qua nhiều lần tập huấn và kết hợp với các nhà khoa học đã có ý thức hơn trong việc canh tác và sử dụng phân bón nên hậu quả của những đợt mưa kéo dài này không mấy nghiêm trọng. Chính vì vậy sản lượng tiêu thu hoạch được năm 2006 là 105.000 tấn với tổng diện tích trồng của cả nước là 50.100 ha.

Thời tiết thất thường, mùa khô nắng hạn kéo dài làm nhiều vùng tiêu thiếu nước tưới, mùa mưa bão lớn, gây ngập úng, làm tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trên diện rộng. Cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Đông Nam Bộ, làm nhiều cây chối, (cây vơng vốn đã chết khô) đổ ngã, cả trụ tiêu sập theo. Khó khăn về thời tiết, sâu bệnh đã làm chết trắng một số diện tích (ước khoảng 1.000 ha), làm giảm năng suất, sản lượng ở hầu hết các tỉnh trồng tiêu. Theo VPA sản lượng tiêu cả nước năm 2007 chỉ đạt: 85.000 tấn, giảm 20% so với năm 2006.

Diện tích sản xuất của năm 2008 vào khoảng 48.700 ha (theo số liệu của ngành nông nghiệp, tăng khoảng 700 ha so với năm 2007). Năng suất bình quân khá chênh lệch giữa các tỉnh. Chẳng hạn các tỉnh Duyên hải miền Trung năng suất bình quân chỉ đạt trên 1 tấn/ha, nhưng các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Kiên Giang (Phú Quốc) năng suất bình quân trên 3 tấn/ha. Đặc biệt, huyện Chư Sê (Gia Lai) có năng suất bình qn tới 5 tấn/ha, một số hộ có năng suất 10 tấn/ha, cá biệt có hộ năng suất đạt 15 tấn/ha. Đây cũng là huyện đầu tiên ở Việt Nam xây dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: Diện tích canh tác hồ tiêu cả nước vụ 2009 đạt khoảng 50.500 ha, so với năm 2008 tăng 500 ha (tăng 1,3%), trong đó diện tích cho thu hoạch 44.400 ha, năng suất thu hoạch bình quân khoảng 24,77 tạ/ha, sản lượng khoảng 107.000 tấn, tăng khoảng 11.800 tấn so với vụ 2008 (tăng11,9%).

BIỂU ĐỒ 3: Diện tích hồ tiêu của một số vùng sản xuất chính năm 2010 – 2011

Đắk Lắk Gia Lai Đắc Nông Bà Rịa -

Vũng Tàu Đồng Nai Bình Phước 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 4900000 5800000 7100000 7000000 7000000 10500000 5500000 6300000 7600000 7000000 7000000 10600000 Năm 2010 Năm 2011

Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam Đến năm 2010, nước ta có 26 tỉnh, thành trồng tiêu với diện tích khoảng 50.500 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 45.000 ha, năng suất thu hoạch bình quân 24,46 tạ/ha, sản lượng tiêu đen khoảng 100.000 tấn. Sản xuất tiêu phân bổ ở Bắc Trung Bộ 3.700 ha, năng suất bình quân khoảng gần 10 tạ/ha, sản lượng khoảng 3.000 tấn. Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, năng suất bình quân khoảng gần 13 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn. Tây Nguyên 17.500 ha, năng suất bình quân khoảng gần 30 tạ/ha, sản lượng khoảng 48.000 tấn. Đơng Nam Bộ 27.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tạ/ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn.

Tác động của điều kiện tự nhiên và sâu bệnh ảnh hưởng đến sản xuất vụ hồ tiêu năm 2011 (chăm sóc 2010, thu hoạch 2011) ở từng vùng có khác nhau (Tây Nguyên tác động xấu từ hạn hán, sâu bệnh, miền Đơng tương đối thuận lợi) nên nhìn chung cả nước, vụ tiêu năm 2011 được đánh giá là được mùa. Theo báo cáo từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: Diện tích trồng trọt cả nước khoảng

52.171 ha, trong đó diện tích kinh doanh khoảng 46.153 ha, năng suất thu hoạch khoảng gần 2,4 tấn/ha và sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Tăng khoảng 2.000 ha (trồng mới) và 10.000 tấn sản lượng so với năm 2010.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2012 diện tích hồ tiêu của cả nước tăng hơn 2.000 ha so với năm ngối, đạt gần 54.300 ha, trong đó diện tích hồ tiêu cho thu hoạch là 46.100 ha. Theo kết quả khảo sát tình hình sản xuất, thu hoạch hồ tiêu vụ 2012 của VPA tại một số tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm, sản lượng hồ tiêu cả nước ước đạt 95 – 100.000 tấn, giảm 10 - 15% so với vụ năm 2011. Sản lượng giảm mạnh tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu với mức giảm tương ứng là 30% và 7,5% do sự xuống cấp của vườn tiêu tại một số vùng. Một số vườn tiêu tại huyện Chư Prông; Chư Pưh (Gia Lai); Cư M’Gar (Đắk Lắk) bị chết hàng loạt do tác động của bệnh chết nhanh, chết chậm, thời tiết bất lợi cũng như chăm sóc cây tiêu chưa đúng quy trình, hướng dẫn.

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh2.1.2.2.1. Kinh doanh nội địa: 2.1.2.2.1. Kinh doanh nội địa:

 Kênh tiêu thụ sản phẩm:

Kênh tiêu thụ hồ tiêu gồm 4 thành phần: Người trồng tiêu, Người thu gom, Đại lý thu mua và Doanh nghiệp chế biến tiêu xuất khẩu (gọi tắt là doanh nghiệp) với 2 kênh tiêu thụ:

(1) Người trồng tiêu → Người thu gom → Đại lý thu mua → Doanh nghiệp chế biến hồ tiêu xuất khẩu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA) → Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước.

(2) Người trồng tiêu → Đại lý thu mua → Doanh nghiệp chế biến hồ tiêu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA) → Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước. Trong đó kênh tiêu thụ (1)

75% 25% 20% 100% 80% Người trồng tiêu Người thu gom Đại lý thu mua Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu theo tiêu chuẩn ASTA

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu theo tiêu chuẩn FAQ

Thị trường nước ngoài (90%) Thị trường trong nước (10%)

HÌNH 1: Kênh tiêu thụ hồ tiêu

Phần lớn hộ trồng tiêu thường bán sản phẩm trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch (86%), khoảng 12% số hộ tồn trữ tiêu trong vòng 2 - 6 tháng và 2% giữ tiêu tại nhà trên sáu tháng. Lý do chính khiến hộ trồng tiêu không tồn trữ sản phẩm lâu một phần do cần tiền cho sinh hoạt gia đình, trả các khoản nợ vay để đầu tư cho cây hồ tiêu vụ vừa qua, chuẩn bị vốn để đầu tư vụ kế tiếp, phần khác do nơng hộ khơng có điều kiện tồn trữ và sợ gặp phải rủi ro khi giá cả biến động. Số nông hộ tồn trữ tiêu trên hai tháng đa phần là hộ giàu và hộ khá, hoặc những hộ có nguồn thu nhập khác từ hoạt động nơng nghiệp/phi nơng nghiệp.

Theo kết quả khảo sát thị trường, tình hình mua bán hồ tiêu trong nước cho thấy lượng tiêu nông dân bán thẳng cho đại lý rất ít chỉ khoảng 22%, số cịn lại khoảng 78% thì hộ trồng tiêu bán cho các thương lái tại nhà. Tuy nhiên, chênh lệch giá cả giữa hộ thu gom với đại lý thu mua không nhiều chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg.

Vào giữa vụ thu hoạch và sau vụ thu hoạch khoảng một vài tháng, mỗi thương lái có thể thu gom được 1 - 2 tấn mỗi ngày, 40 - 50 tấn suốt vụ. Thương lái thường bán lại lượng tiêu thu gom được trong ngày hoặc trong một vài ngày cho đại lý, ít có thương lái giữ lại trên 3 tấn tiêu. Một lượng nhỏ hồ tiêu được thương lái phơi lại, làm sạch thêm và bán lại cho mối đem ra chợ địa phương và các vùng lân cận.

Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được từ 10 đến 50 tấn tiêu, sau đó dùng phương tiện vận tải chở tiêu đến bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu thu mua từ nông hộ, thương lái hay đại lý thường theo hai hướng sau:

 Một là, bán thẳng cho doanh nghiệp/ nhà máy chế biến với mức lãi khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg.

 Hai là, tiến hành sơ chế lại sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho tiêu khô đều, đạt dộ ẩm dưới 14%, làm sạch tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp, với khoản lãi 120.000 – 150.000 đồng/kg sau khi đã trừ hết chi phí.

Tuy có khả về vốn và khà năng tồn trữ nhưng ít có đại lý tồn trữ trên 30 tấn tiêu trong một khoảng thời gian vì sợ rủi ro khi giá hồ tiêu trên thị trường giảm và phải trả lãi vay cho ngân hàng.

Một số đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt, thì ngồi việc kinh doanh tiêu đen họ còn tổ chức chế biến tiêu sọ và tiêu trắng. Số lượng tiêu sọ/tiêu trắng chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Khoảng 2% lượng tiêu của huyện được chế biến thành tiêu sọ/tiêu trắng. Với tiêu sọ/tiêu trắng đã được chế biến đại lý thu lãi khoảng 150.000 – 250.000 đồng/kg.

 Quy mô và nhu cầu của thị trường nội địa đối với sản phẩm hồ tiêu:

Việt Nam tự tiêu thụ khoảng 5% sản lượng hạt tiêu sản xuất ra, tương đương khoảng 5.000 tấn/năm. Quy mô thị trường nội địa biến động qua các năm như: năm 2002 sản lượng tiêu thụ là 2.000 tấn, năm 2004 là 5.000 tấn.

 Tình hình giá cả, mua bán trong nước:

BẢNG 6: Giá tiêu trong nước giai đoạn 2006 -2011

Năm 2006 2007 2008

Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 19,150 35,125 54,750 49,000 73,500 2 19,400 36,375 58,000 55,500 75,500 3 18,620 37,300 60,500 56,000 75,250 4 18,300 48,000 70,500 50,500 74,000 5 18,925 57,750 85,550 46,250 72,500 6 20,360 53,700 77,500 45,750 71,250 7 25,850 53,750 80,000 45,375 69,750 8 31,125 50,250 78,125 44,000 64,500 9 44,500 47,750 74,000 39,375 61,000 10 42,800 49,025 75,250 40,000 64,500 11 38,000 49,000 71,750 34,250 54,750 12 34,600 46,800 69,500 33,250 54,000 BQ năm 27,636 47,069 71,285 45,000 67,500

Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Năm 2009 2010 2011

Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 33,500 53,000 43,000 68,000 88,000 120,000 2 33,000 52,000 42,000 68,000 90,000 130,000 3 29,500 50,000 44,000 70,000 92,000 140,000 4 31,500 51,000 52,000 75,000 115,000 160,000 5 32,000 51,500 54,000 80,000 105,000 160,000 6 36,000 54,500 58,000 85,000 104,000 160,000 7 36,000 55,000 68,000 95,000 108,000 160,000 8 43,000 58,000 70,000 100,000 120,000 165,000 9 47,000 67,000 73,000 110,000 150,000 200,000 10 48,000 69,000 73,000 110,000 148,000 200,000 11 49,000 69,000 85,000 120,000 138,000 190,000 12 47,000 71,000 90,000 125,000 130,000 187,000 BQ năm 36,125 58,416 62,666 92,166 108,000 155,000

BIỂU ĐỒ 4: Tình hình giá thu mua hồ tiêu bình quân trong nước giai đoạn 2006 – 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000

Giá tiêu đen BQ trong nước Giá tiêu trắng BQ trong nước

Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Nhìn chung giai đoạn 2006 – 2011, giá thu mua hồ tiêu trong nước có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ 2009 trở đi giá hồ tiêu tăng khá cao, từ 36.125 đồng/kg đối với tiêu đen, 58.416 đồng/kg đối với tiêu trắng năm 2009 tăng lên 108.000 đồng/kg (tiêu đen) và 155.000 đồng/kg (tiêu trắng) năm 2011.

BIỂU ĐỒ 5: Diễn biến giá thu mua tiêu đen bình quân trong nước 5 tháng đầu năm 2012 5 tháng đầu năm 2012 01/0120/01 06/02 17/0229/02 01/0315/0330/0303/0416/0427/0402/0517/05 95,000,000 100,000,000 105,000,000 110,000,000 115,000,000 120,000,000 125,000,000 130,000,000 Tiêu đen

Trong 5 tháng đầu năm 2012, tình hình giá thu mua tiêu trong nước có nhiều biến động. Cụ thể như sau:

 Tháng 1 năm 2012, thị trường hồ tiêu diễn biến khá trầm lắng, giá thu mua hồ tiêu có xu hướng điều chỉnh giảm mạnh. Giá tiêu đen từ mức 118.000 - 120.000 đồng/kg. Ngày 1 tháng 1, giảm xuống mức 108.000 – 110.000 đồng/kg vào ngày 20/1, bình quân giảm 10.000 đồng/kg chỉ sau 3 tuần chào hàng vụ mới. Giá thu mua tiêu trắng trong tháng ổn định ở mức 175.000 – 180.000 đồng/kg.

 Giá hồ tiêu diễn biến tăng mạnh trong tháng 2 năm 2012 do áp lực nguồn cung giảm mạnh. Vào khoảng cuối tháng 2 giá tiêu đen và tiêu trắng trong nước lần lượt đạt 125.000 – 127.000 đồng/kg và 185.000 – 190.000 đồng/kg, tăng lần lượt 13,5% và 5,6% so với mức giá tại thời điểm đầu tháng 2 năm 2012.

 Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), do giá cả ngay từ đầu vụ đã đạt mức khá cao, tiêu đen giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, cao hơn 25-30% so với cùng kỳ năm 2011 nên đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao như năm trước. Sáng 15/3, giá tiêu xô tại thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu giao dịch ở mức 128.000 - 130.000 đồng/kg, các thị trường khác thấp hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg.

 Đầu tháng 4, thị trường tiêu kỳ hạn thế giới tại Ấn Độ biến động theo xu hướng giảm nhanh đã tác động mạnh đến giá tiêu trong nước và xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên đà giảm giá đã chững lại. Giá hồ tiêu có dấu hiệu phục hồi trở lại theo yếu tố cung cầu của thị trường. Tính đến cuối tháng 4, giá thu mua tiêu đen và tiêu trắng trong nước lần lượt đạt 122.000 – 123.000 đồng/kg và 185.000 – 190.000 đồng/kg, tăng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với mức giá tại thời điểm đầu tháng.

 Tại thị trường trong nước tháng 5 năm 2012, giá thu mua tiêu đen trong nước tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng đạt mức 123.000 đồng/kg, tại Bình Phước Đồng Nai đạt 125.000 đồng/kg, tăng 19-22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá thu mua tiêu đen đạt 128.000 đồng/kg, tiêu trắng đạt 190.000 đồng/kg tăng tương ứng 24,3% và 18,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Tổng kết sơ bộ 5 tháng đầu năm 2012, ta thấy tình hình giá tiêu trong nước có nhiều biến động nhưng nhìn chung thì giá tiêu vẫn có xu hướng tăng cao trong khi giá một số mặt hàng hồ tiêu khác như gạo, điều lại liên tục giảm. Hiện nay, giá thu mua tiêu đen nội địa đạt 124.000 – 126.000 đồng/kg, giá thu mua tiêu trắng đạt mức 190.000 – 195.000 đồng/kg tăng tương ứng 5% và 8,5% so với mức giá thời điểm đầu năm.

BIỂU ĐỒ 6: Giá mua tiêu đen bình quân trong nước giai đoạn 2009 – 2011

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Bốn tháng đầu năm 2011 là thời kỳ thu hoạch, giá tiêu đã ở mức khá cao (90.000 - 100.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá.) Nhiều hộ thiếu vốn, không điều kiện trữ hàng đã phải bán phần lớn số tiêu đã thu hoạch. Tháng 5 tháng 6, tiêu đã được

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu việt nam và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)