2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH HỒ TIÊU VIỆT NAM
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh
2.1.2.2.1. Kinh doanh nội địa:
Kênh tiêu thụ sản phẩm:
Kênh tiêu thụ hồ tiêu gồm 4 thành phần: Người trồng tiêu, Người thu gom, Đại lý thu mua và Doanh nghiệp chế biến tiêu xuất khẩu (gọi tắt là doanh nghiệp) với 2 kênh tiêu thụ:
(1) Người trồng tiêu → Người thu gom → Đại lý thu mua → Doanh nghiệp chế biến hồ tiêu xuất khẩu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA) → Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước.
(2) Người trồng tiêu → Đại lý thu mua → Doanh nghiệp chế biến hồ tiêu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA) → Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước. Trong đó kênh tiêu thụ (1)
75% 25% 20% 100% 80% Người trồng tiêu Người thu gom Đại lý thu mua Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu theo tiêu chuẩn ASTA
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu theo tiêu chuẩn FAQ
Thị trường nước ngồi (90%) Thị trường trong nước (10%)
HÌNH 1: Kênh tiêu thụ hồ tiêu
Phần lớn hộ trồng tiêu thường bán sản phẩm trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch (86%), khoảng 12% số hộ tồn trữ tiêu trong vòng 2 - 6 tháng và 2% giữ tiêu tại nhà trên sáu tháng. Lý do chính khiến hộ trồng tiêu khơng tồn trữ sản phẩm lâu một phần do cần tiền cho sinh hoạt gia đình, trả các khoản nợ vay để đầu tư cho cây hồ tiêu vụ vừa qua, chuẩn bị vốn để đầu tư vụ kế tiếp, phần khác do nơng hộ khơng có điều kiện tồn trữ và sợ gặp phải rủi ro khi giá cả biến động. Số nông hộ tồn trữ tiêu trên hai tháng đa phần là hộ giàu và hộ khá, hoặc những hộ có nguồn thu nhập khác từ hoạt động nông nghiệp/phi nông nghiệp.
Theo kết quả khảo sát thị trường, tình hình mua bán hồ tiêu trong nước cho thấy lượng tiêu nông dân bán thẳng cho đại lý rất ít chỉ khoảng 22%, số cịn lại khoảng 78% thì hộ trồng tiêu bán cho các thương lái tại nhà. Tuy nhiên, chênh lệch giá cả giữa hộ thu gom với đại lý thu mua không nhiều chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg.
Vào giữa vụ thu hoạch và sau vụ thu hoạch khoảng một vài tháng, mỗi thương lái có thể thu gom được 1 - 2 tấn mỗi ngày, 40 - 50 tấn suốt vụ. Thương lái thường bán lại lượng tiêu thu gom được trong ngày hoặc trong một vài ngày cho đại lý, ít có thương lái giữ lại trên 3 tấn tiêu. Một lượng nhỏ hồ tiêu được thương lái phơi lại, làm sạch thêm và bán lại cho mối đem ra chợ địa phương và các vùng lân cận.
Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được từ 10 đến 50 tấn tiêu, sau đó dùng phương tiện vận tải chở tiêu đến bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu thu mua từ nông hộ, thương lái hay đại lý thường theo hai hướng sau:
Một là, bán thẳng cho doanh nghiệp/ nhà máy chế biến với mức lãi khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg.
Hai là, tiến hành sơ chế lại sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho tiêu khô đều, đạt dộ ẩm dưới 14%, làm sạch tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp, với khoản lãi 120.000 – 150.000 đồng/kg sau khi đã trừ hết chi phí.
Tuy có khả về vốn và khà năng tồn trữ nhưng ít có đại lý tồn trữ trên 30 tấn tiêu trong một khoảng thời gian vì sợ rủi ro khi giá hồ tiêu trên thị trường giảm và phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Một số đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt, thì ngồi việc kinh doanh tiêu đen họ cịn tổ chức chế biến tiêu sọ và tiêu trắng. Số lượng tiêu sọ/tiêu trắng chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Khoảng 2% lượng tiêu của huyện được chế biến thành tiêu sọ/tiêu trắng. Với tiêu sọ/tiêu trắng đã được chế biến đại lý thu lãi khoảng 150.000 – 250.000 đồng/kg.
Quy mô và nhu cầu của thị trường nội địa đối với sản phẩm hồ tiêu:
Việt Nam tự tiêu thụ khoảng 5% sản lượng hạt tiêu sản xuất ra, tương đương khoảng 5.000 tấn/năm. Quy mô thị trường nội địa biến động qua các năm như: năm 2002 sản lượng tiêu thụ là 2.000 tấn, năm 2004 là 5.000 tấn.
Tình hình giá cả, mua bán trong nước:
BẢNG 6: Giá tiêu trong nước giai đoạn 2006 -2011
Năm 2006 2007 2008
Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 19,150 35,125 54,750 49,000 73,500 2 19,400 36,375 58,000 55,500 75,500 3 18,620 37,300 60,500 56,000 75,250 4 18,300 48,000 70,500 50,500 74,000 5 18,925 57,750 85,550 46,250 72,500 6 20,360 53,700 77,500 45,750 71,250 7 25,850 53,750 80,000 45,375 69,750 8 31,125 50,250 78,125 44,000 64,500 9 44,500 47,750 74,000 39,375 61,000 10 42,800 49,025 75,250 40,000 64,500 11 38,000 49,000 71,750 34,250 54,750 12 34,600 46,800 69,500 33,250 54,000 BQ năm 27,636 47,069 71,285 45,000 67,500
Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Năm 2009 2010 2011
Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 33,500 53,000 43,000 68,000 88,000 120,000 2 33,000 52,000 42,000 68,000 90,000 130,000 3 29,500 50,000 44,000 70,000 92,000 140,000 4 31,500 51,000 52,000 75,000 115,000 160,000 5 32,000 51,500 54,000 80,000 105,000 160,000 6 36,000 54,500 58,000 85,000 104,000 160,000 7 36,000 55,000 68,000 95,000 108,000 160,000 8 43,000 58,000 70,000 100,000 120,000 165,000 9 47,000 67,000 73,000 110,000 150,000 200,000 10 48,000 69,000 73,000 110,000 148,000 200,000 11 49,000 69,000 85,000 120,000 138,000 190,000 12 47,000 71,000 90,000 125,000 130,000 187,000 BQ năm 36,125 58,416 62,666 92,166 108,000 155,000
BIỂU ĐỒ 4: Tình hình giá thu mua hồ tiêu bình quân trong nước giai đoạn 2006 – 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
Giá tiêu đen BQ trong nước Giá tiêu trắng BQ trong nước
Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Nhìn chung giai đoạn 2006 – 2011, giá thu mua hồ tiêu trong nước có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ 2009 trở đi giá hồ tiêu tăng khá cao, từ 36.125 đồng/kg đối với tiêu đen, 58.416 đồng/kg đối với tiêu trắng năm 2009 tăng lên 108.000 đồng/kg (tiêu đen) và 155.000 đồng/kg (tiêu trắng) năm 2011.
BIỂU ĐỒ 5: Diễn biến giá thu mua tiêu đen bình quân trong nước 5 tháng đầu năm 2012 5 tháng đầu năm 2012 01/0120/01 06/02 17/0229/02 01/0315/0330/0303/0416/0427/0402/0517/05 95,000,000 100,000,000 105,000,000 110,000,000 115,000,000 120,000,000 125,000,000 130,000,000 Tiêu đen
Trong 5 tháng đầu năm 2012, tình hình giá thu mua tiêu trong nước có nhiều biến động. Cụ thể như sau:
Tháng 1 năm 2012, thị trường hồ tiêu diễn biến khá trầm lắng, giá thu mua hồ tiêu có xu hướng điều chỉnh giảm mạnh. Giá tiêu đen từ mức 118.000 - 120.000 đồng/kg. Ngày 1 tháng 1, giảm xuống mức 108.000 – 110.000 đồng/kg vào ngày 20/1, bình quân giảm 10.000 đồng/kg chỉ sau 3 tuần chào hàng vụ mới. Giá thu mua tiêu trắng trong tháng ổn định ở mức 175.000 – 180.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu diễn biến tăng mạnh trong tháng 2 năm 2012 do áp lực nguồn cung giảm mạnh. Vào khoảng cuối tháng 2 giá tiêu đen và tiêu trắng trong nước lần lượt đạt 125.000 – 127.000 đồng/kg và 185.000 – 190.000 đồng/kg, tăng lần lượt 13,5% và 5,6% so với mức giá tại thời điểm đầu tháng 2 năm 2012.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), do giá cả ngay từ đầu vụ đã đạt mức khá cao, tiêu đen giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, cao hơn 25-30% so với cùng kỳ năm 2011 nên đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao như năm trước. Sáng 15/3, giá tiêu xô tại thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu giao dịch ở mức 128.000 - 130.000 đồng/kg, các thị trường khác thấp hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Đầu tháng 4, thị trường tiêu kỳ hạn thế giới tại Ấn Độ biến động theo xu hướng giảm nhanh đã tác động mạnh đến giá tiêu trong nước và xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên đà giảm giá đã chững lại. Giá hồ tiêu có dấu hiệu phục hồi trở lại theo yếu tố cung cầu của thị trường. Tính đến cuối tháng 4, giá thu mua tiêu đen và tiêu trắng trong nước lần lượt đạt 122.000 – 123.000 đồng/kg và 185.000 – 190.000 đồng/kg, tăng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với mức giá tại thời điểm đầu tháng.
Tại thị trường trong nước tháng 5 năm 2012, giá thu mua tiêu đen trong nước tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông đạt mức 123.000 đồng/kg, tại Bình Phước Đồng Nai đạt 125.000 đồng/kg, tăng 19-22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá thu mua tiêu đen đạt 128.000 đồng/kg, tiêu trắng đạt 190.000 đồng/kg tăng tương ứng 24,3% và 18,8% so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng kết sơ bộ 5 tháng đầu năm 2012, ta thấy tình hình giá tiêu trong nước có nhiều biến động nhưng nhìn chung thì giá tiêu vẫn có xu hướng tăng cao trong khi giá một số mặt hàng hồ tiêu khác như gạo, điều lại liên tục giảm. Hiện nay, giá thu mua tiêu đen nội địa đạt 124.000 – 126.000 đồng/kg, giá thu mua tiêu trắng đạt mức 190.000 – 195.000 đồng/kg tăng tương ứng 5% và 8,5% so với mức giá thời điểm đầu năm.
BIỂU ĐỒ 6: Giá mua tiêu đen bình quân trong nước giai đoạn 2009 – 2011
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Bốn tháng đầu năm 2011 là thời kỳ thu hoạch, giá tiêu đã ở mức khá cao (90.000 - 100.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá.) Nhiều hộ thiếu vốn, không điều kiện trữ hàng đã phải bán phần lớn số tiêu đã thu hoạch. Tháng 5 tháng 6, tiêu đã được cất trữ, do giá đứng 105.000 - 107.000 đồng/kg, nên dân bán cầm chừng, chờ giá lên. Từ tháng 7 trở đi, giá tăng dần đều từ 108.000 đồng/kg lên 110.000, 120.000, 130.000, 140.000, 150.0000 đồng/kg, có những ngày trong tháng 9, tháng 10 lên tới trên 160.000 đồng/kg.
Năm 2010, quý I giá tiêu đen là 43.000 đồng/kg, so cùng kỳ năm 2009 tăng 10.000 đồng/kg. Quý II giá tiêu đen tăng 55.000 đồng/kg so với quý I và tăng 21.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2009. Quý III giá tiêu đen tăng lên 70.000 đồng/kg so với quy II và so cùng kỳ năm 2009 tăng 15.000 đồng/kg. Quý IV giá thu mua tiêu đen bình quân tăng 82.000 đồng/kg so với quý III, so cùng kỳ năm 2009 tăng 12.000 đồng/kg. Tính chung cả năm tiêu đen đạt 62.500 đồng/kg, tăng 26.500 đồng/kg so với năm 2009. Giá tiêu trắng nội địa vào tháng 1 là 68.000 đồng/kg,
Giá tiêu nội địa năm 2009 luôn áp sát giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái giữa USD và VNĐ từng thời điểm. Giá tiêu đen bình quân trong 7 tháng đầu năm ở mức 33.000 đồng/kg, tiêu trắng 53.000 đồng/kg, so cùng kỳ 2008, giảm 12.000 đồng/kg đối với tiêu đen và giảm 20.000đồng/kg đối với tiêu trắng. Từ tháng 8 đến tháng 12/2009 giá tiêu đen bình quân 47.000 đồng/kg, tiêu trắng 69.000 đồng/kg, so cùng kỳ 2008 tiêu đen tăng 12.000đồng/kg, tiêu trắng tăng 10.000 đồng/kg. Từ tháng 8 đến cuối năm, tốc độ tăng giá khá cao nên giúp cho một số nông dân và doanh nghiệp mua trữ tiêu trong vụ thu hoạch đầu năm và bán vào các tháng cuối năm khi giá tăng thắng lớn.
BIỂU ĐỒ 7: Giá mua tiêu đen bình quân trong nước giai đoạn 2006 – 2008
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Giá tiêu nội địa năm 2008: Tháng 1 giá mua nội địa tiêu đen từ 49.000 - 50.000đồng/kg, tháng 2 giá 52.000 - 54.000đồng/ kg, tháng 3 tăng đột biến lên 57.000 - 58.000 đồng/kg (trung tuần tháng 3 có nơi lên trên 60.000 đồng/kg. Từ tháng 4 đến tháng 8 giảm dần từ 50.000 đồng/kg xuống còn 44.000đồng/kg. Từ tháng 9 đến tháng 12 giá giảm dần từ 40.000 đồng/kg xuống còn 30.000 đồng/kg. Giá tiêu trắng từ tháng 1 đến 6 bình quân 73.500 đồng/kg, tháng 7, 8, 9, 10 bình quân 65.000 đồng/kg. Hai tháng cuối năm bình quân chỉ còn 54.500 đồng/kg.
Năm 2006, giá đã liên tục tăng cao đột biến sau khi vụ thu hoạch kết thúc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Tốc độ gia tăng trung bình của tiêu đen 500 g/l thu mua nội địa tháng 6 so với tháng 5 là 8%, tháng 7 so với tháng 6 là 27%, tháng 8 so với tháng 7 là 20,4%, và đến tháng 9 tốc độ này tiếp tục tăng với tỷ lệ là 43%. Nếu mức
giá trung bình của tháng 5 chỉ đạt 18.925 đồng/kg đối với tiêu đen 500 g/l thu mua nội địa thì đến tháng 9 mức giá này là 44,500 VND/kg và đạt mức cao nhất vào tuần cuối tháng 9 là 47.000 đồng/kg, tăng 142,3% so với mức 19.400 đồng/kg của tuần cuối tháng 6. Giá tăng cao đáng lẽ là dấu hiệu đáng mừng cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, giá tăng sau khi vụ thu hoạch đã kết thúc, khi mà hầu hết nông dân Việt Nam đã bán hết lượng tiêu thu hoạch được. Do đó, thu nhập của người trồng tiêu được cải thiện khơng đáng kể. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thể huy động hàng cho những hợp đồng kỳ hạn đã ký nên đã xảy ra tình trạng chậm giao hàng hoặc khơng có khả năng giao theo hợp đồng đã ký gây ảnh hưởng đến uy tín của Hồ tiêu Việt Nam trên trường Quốc tế.
2.1.2.2.2. Xuất nhập khẩu:
Sản lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012:
Lượng hồ tiêu dùng trong nước không đáng kể mà chủ yếu là để xuất khẩu. Phần lớn hồ tiêu được xuất khẩu là tiêu đen, các mặt hàng khác như tiêu xanh, dầu nhựa tiêu v.v… hầu như khơng có. Từ năm 2003, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu tiêu trắng, tuy vậy lượng tiêu trắng xuất khẩu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Số lượng tiêu trắng xuất khẩu hàng năm tăng lên, chất lượng tiêu trắng ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng của thị trường thế giới. Năm 2006 lượng tiêu trắng xuất khẩu chiếm gần 20% trong tổng lượng tiêu xuất khẩu. Việc gia tăng mặt hàng xuất khẩu tiêu trắng đã làm tăng đáng kể giá trị xuất khẩu hồ tiêu của nước ta.
BẢNG 7: Sản lượng và giá trị xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 giai đoạn 2007 – 2012
Năm Sản lượng (tấn) Trị giá (trệuUSD) Đơn giá(USD)
2007 82904 271 3269 2008 89705 309 3445 2009 134264 348 2592 2010 116841 421 3603 2011 123808 732 5912 8 tháng đầu năm 2012 85057 582 6847
BIỂU ĐỒ 8: Tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 2007 2008 2009 2010 2011 8 tháng đầu năm 2012 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 0 100000000 200000000 300000000 400000000 500000000 600000000 700000000 800000000 82904 89705 134264 116841 123808 85057 271000000 309000000 348000000 421000000 732000000 582000000
Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD)
Nguồn: Tổng cục hải quan Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể nhận xét tổng quát về tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2012 là tuy sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của nước ta biến động không đề trong giai đoạn qua nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu nhìn chung là tăng đều qua các năm nhưng đặc biệt tăng mạnh vào 2011. Giá trị xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh sở dĩ là do giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh bởi nguồn cung hồ tiêu thế giới giảm do mất mùa của Indonesia, các nhà nhập khẩu Ấn Độ tích cực thu mua để gom hàng nên mới khiến cho giá xuất khẩu tiêu năm 2011 tăng cao dẫn đến giá trị xuất cũng tăng theo.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 134.264 tấn; Tổng kim ngạch đạt 348,1 triệu USD, là năm mà ngành Hồ tiêu đạt số lượng và giá trị xất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Trong đó tiêu đen đạt 111.732