Phần lớn hộ trồng tiêu thường bán sản phẩm trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch (86%), khoảng 12% số hộ tồn trữ tiêu trong vòng 2 - 6 tháng và 2% giữ tiêu tại nhà trên sáu tháng. Lý do chính khiến hộ trồng tiêu khơng tồn trữ sản phẩm lâu một phần do cần tiền cho sinh hoạt gia đình, trả các khoản nợ vay để đầu tư cho cây hồ tiêu vụ vừa qua, chuẩn bị vốn để đầu tư vụ kế tiếp, phần khác do nơng hộ khơng có điều kiện tồn trữ và sợ gặp phải rủi ro khi giá cả biến động. Số nông hộ tồn trữ tiêu trên hai tháng đa phần là hộ giàu và hộ khá, hoặc những hộ có nguồn thu nhập khác từ hoạt động nông nghiệp/phi nông nghiệp.
Theo kết quả khảo sát thị trường, tình hình mua bán hồ tiêu trong nước cho thấy lượng tiêu nơng dân bán thẳng cho đại lý rất ít chỉ khoảng 22%, số cịn lại khoảng 78% thì hộ trồng tiêu bán cho các thương lái tại nhà. Tuy nhiên, chênh lệch giá cả giữa hộ thu gom với đại lý thu mua không nhiều chỉ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg.
Vào giữa vụ thu hoạch và sau vụ thu hoạch khoảng một vài tháng, mỗi thương lái có thể thu gom được 1 - 2 tấn mỗi ngày, 40 - 50 tấn suốt vụ. Thương lái thường bán lại lượng tiêu thu gom được trong ngày hoặc trong một vài ngày cho đại lý, ít có thương lái giữ lại trên 3 tấn tiêu. Một lượng nhỏ hồ tiêu được thương lái phơi lại, làm sạch thêm và bán lại cho mối đem ra chợ địa phương và các vùng lân cận.
Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được từ 10 đến 50 tấn tiêu, sau đó dùng phương tiện vận tải chở tiêu đến bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu thu mua từ nông hộ, thương lái hay đại lý thường theo hai hướng sau:
Một là, bán thẳng cho doanh nghiệp/ nhà máy chế biến với mức lãi khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg.
Hai là, tiến hành sơ chế lại sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho tiêu khô đều, đạt dộ ẩm dưới 14%, làm sạch tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp, với khoản lãi 120.000 – 150.000 đồng/kg sau khi đã trừ hết chi phí.
Tuy có khả về vốn và khà năng tồn trữ nhưng ít có đại lý tồn trữ trên 30 tấn tiêu trong một khoảng thời gian vì sợ rủi ro khi giá hồ tiêu trên thị trường giảm và phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Một số đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt, thì ngồi việc kinh doanh tiêu đen họ còn tổ chức chế biến tiêu sọ và tiêu trắng. Số lượng tiêu sọ/tiêu trắng chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Khoảng 2% lượng tiêu của huyện được chế biến thành tiêu sọ/tiêu trắng. Với tiêu sọ/tiêu trắng đã được chế biến đại lý thu lãi khoảng 150.000 – 250.000 đồng/kg.
Quy mô và nhu cầu của thị trường nội địa đối với sản phẩm hồ tiêu:
Việt Nam tự tiêu thụ khoảng 5% sản lượng hạt tiêu sản xuất ra, tương đương khoảng 5.000 tấn/năm. Quy mô thị trường nội địa biến động qua các năm như: năm 2002 sản lượng tiêu thụ là 2.000 tấn, năm 2004 là 5.000 tấn.
Tình hình giá cả, mua bán trong nước:
BẢNG 6: Giá tiêu trong nước giai đoạn 2006 -2011
Năm 2006 2007 2008
Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 19,150 35,125 54,750 49,000 73,500 2 19,400 36,375 58,000 55,500 75,500 3 18,620 37,300 60,500 56,000 75,250 4 18,300 48,000 70,500 50,500 74,000 5 18,925 57,750 85,550 46,250 72,500 6 20,360 53,700 77,500 45,750 71,250 7 25,850 53,750 80,000 45,375 69,750 8 31,125 50,250 78,125 44,000 64,500 9 44,500 47,750 74,000 39,375 61,000 10 42,800 49,025 75,250 40,000 64,500 11 38,000 49,000 71,750 34,250 54,750 12 34,600 46,800 69,500 33,250 54,000 BQ năm 27,636 47,069 71,285 45,000 67,500
Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Năm 2009 2010 2011
Tháng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng Tiêu đen Tiêu trắng 1 33,500 53,000 43,000 68,000 88,000 120,000 2 33,000 52,000 42,000 68,000 90,000 130,000 3 29,500 50,000 44,000 70,000 92,000 140,000 4 31,500 51,000 52,000 75,000 115,000 160,000 5 32,000 51,500 54,000 80,000 105,000 160,000 6 36,000 54,500 58,000 85,000 104,000 160,000 7 36,000 55,000 68,000 95,000 108,000 160,000 8 43,000 58,000 70,000 100,000 120,000 165,000 9 47,000 67,000 73,000 110,000 150,000 200,000 10 48,000 69,000 73,000 110,000 148,000 200,000 11 49,000 69,000 85,000 120,000 138,000 190,000 12 47,000 71,000 90,000 125,000 130,000 187,000 BQ năm 36,125 58,416 62,666 92,166 108,000 155,000
BIỂU ĐỒ 4: Tình hình giá thu mua hồ tiêu bình quân trong nước giai đoạn 2006 – 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000
Giá tiêu đen BQ trong nước Giá tiêu trắng BQ trong nước
Nguồn: Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) Nhìn chung giai đoạn 2006 – 2011, giá thu mua hồ tiêu trong nước có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ 2009 trở đi giá hồ tiêu tăng khá cao, từ 36.125 đồng/kg đối với tiêu đen, 58.416 đồng/kg đối với tiêu trắng năm 2009 tăng lên 108.000 đồng/kg (tiêu đen) và 155.000 đồng/kg (tiêu trắng) năm 2011.