2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH HỒ TIÊU VIỆT NAM
2.1.4. Phương hướng sản xuất kinh doanh hồ tiêu Việt Nam đến năm
Ổn định quy mơ diện tích khoảng 50.000 ha, sản lượng đạt khoảng 125.000 vào năm 2015 và 150.000 tấn vào năm 2020. Sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 135.000 tấn vào năm 2015 và 140.000 tấn vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 800 triệu USD vào năm 2015 và phấn đấu 900 - 1.000 triệu USD vào năm 2020.
BẢNG 11: Kế hoạch sản xuất hồ tiêu Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT gieo trồng 1000 ha 53 53 53
DT cho sản phẩm 1000 ha 45 45 45
Sản lượng 1000 tấn 115.6 117 118.3
Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nơng thơn Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành hồ tiêu khoảng từ 2,5 - 3%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 2,6%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm giá thành…
Hình thành hệ thống giám sát cung và chính sách điều tiết để duy trì sản lượng trong phạm vi cân đối với thị trường trong và ngoài nước với sản lượng trung bình hồ tiêu đạt sản lượng 120 ngàn tấn/năm.
Xây dựng một số vùng chuyên canh với các trang trại và doanh nghiệp sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với nhà máy chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiếp thị (kho tàng, bến bãi, cầu cảng,...).
Xây dựng và tăng cường đầu tư phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cho các ngành hồ tiêu, thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường quốc tế chính, có chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cho các ngành hàng này:
Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt (hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa thủ tục, miễn giảm thuế doanh nghiệp ở mức cao nhất,...) để thu
hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngồi nước phát triển cơng nghiệp chế biến. Đặc biệt khuyến khích các ngành cơng nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao, mở ra hướng mới về phát triển thị trường.
Hình thành một số đề án phát triển để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề cho một số khu công nghiệp chế biến tại các vùng trọng điểm sản xuất.
Nghiên cứu những vấn đề phải giải quyết để mở rộng thị trường (thị hiếu, chính sách bảo hộ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh), xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, phối hợp giữa nhà nước và các thành phần kinh tế (thông tin thị trường, triển lãm, hội thảo, quảng cáo, xây dựng thương hiệu,…) tạo ra mũi nhọn xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trên thị trường thế giới có hiệu quả kinh tế và uy tín cao
Hình thành hệ thống sàn giao dịch hổ tiêu để kết nối trực tiếp các vùng chuyên canh hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam với hoạt động thương mại tại các thị trường quốc tế chính.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẬY XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2020