Về hình thức khuyến mãi

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng á châu chi nhánh cà mau (Trang 77 - 82)

d .Chức năng nhiệm vụ của phịng hành chính

c. Về hình thức khuyến mãi

Trong năm ngân hàng đã đưa ra nhiều chương chình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch với khách hàng như vay với số tiền trên 300 triệu thì được tham gia chương trình rút thăm trúng thưởng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có uy tín, quan hệ với ngân hàng trong thời gian dài, gửi tiền tiết kiện dự thưởng trên 5 triệu thì được nhận quà, phát hàng thẻ ATM miễn phí cho cán bộ cơng nhân viên và học sinh, sinh viên…Ngoài ra vào những dịp sinh nhật lễ tết thì ngân hàng cũng gửi quà tặng đến những khách hàng VIP. Những hoạt động trên chúng tỏ ngân hàng luôn quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng nhằm tạo mối quan hệ ngày càng thân thiết hơn nữa giữa ngân hàng với khách hàng và đây cũng là chiến lược giữ chân khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Bảng 27: CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG CHIÊU THỊ TẠI CHI NHÁNH.

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 Năm2006 2007

Chi phí dành cho hoạt động chiêu thị 75 87 94

Chi phí/Lợi nhuận (%) 4,5 1,25 1,25

Chi phí/ Tổng chi phí (%) 0,61 0,76 0,689

Nguồn: Phịng kế tốn

Nhìn chung chi nhánh cũng có những cố gắng cho hoạt động chiêu thị, quảng cáo. Chi phí tăng điều qua các năm thế nhưng sự tăng trưởng chi phí cũng đi kèm với sự gia tăng về lợi nhuận chứng tỏ chi nhánh có bước đi đúng đắn, tốc độ gia tăng của chi phí chậm hơn tốc độ gia tăng của lợi nhuận điển hình năm 2006 chi phí tăng 12 triệu tức là tăng 16% so với 2005, trong khi đó lợi nhuận 5.292 triệu tức tăng 320%, sang năm 2007 chi phí cho họat động Marketing tăng 7 triệu so với năm 2006 tức 8% trong khi đó lợi nhuận tăng 556 triệu tức tăng 8% chứng tỏ hoạt động Marketing của chi nhánh có hiệu quả. Trong tương lai cần phát huy hơn nữa ưu thế này để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.

Hiện tại chỉ có 1 chi nhánh đặt tại TP Cà Mau, so với các NHTM khác trong tỉnh thì mạng lưới chi nhánh là ít nhất. Vì vậy trong tương chi nhánh cần phải mở rộng thêm nữa mạng lưới giao dịch ở các địa bàn (các phường) và các huyện trong tỉnh để đáp ứng nhu cầu và hạn chế được sự đi lại của khách hàng.

4.4. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của ACB Cà Mau. 4.4.1. Điểm mạnh.

 Là NHTMCP ra đời sớm nhất tại Cà Mau.

 Có nguồn lực tài chính mạnh và lợi nhuận luôn tăng trưởng qua các năm.

 Cơ cấu quản lý khá chặt chẽ theo chiều dọc từ trên xuống, và ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực.

 Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm và chun mơn cao.

 Hiệu quả Marketing cao.

 Số lượng SPDV đa dạng theo tiêu chuẩn ISO-9001-000 tạo lợi ích cho khách hàng và ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh và chiếm thị phần rất đáng kể.

 Lãi suất và phí dịch vụ tương đối thấp và rất linh hoạt

 Doanh số của sản phẩm dịch vụ luôn tăng trưởng qua các năm.

4.4.2. Điểm yếu.

 Thủ tục rườm rà, thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng còn chậm.  Mạng lưới chi nhánh chưa rộng khắp.

 Số lượng nhân viên của chi nhánh cịn ít.

 Chưa có quảng cáo chiêu thị khá hấp dẫn dành cho khối khách hàng doanh nghiệp.

 Doanh số cho vay tuy có tăng nhưng rất ít trong tổng doanh số cho vay. Chứng tỏ chưa khai thác thị trường mà khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp.

CHƯƠNG 5

CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

5.1. Xây dựng chiến lược. 5.1.1. Ma trận SWOT. Bảng 28: MA TRẬN SWOT. SWOT S W 1. Là NHTMCP ra đời sớm nhất tại Cà Mau. 2. Có nguồn lực tài chính mạnh và lợi nhuận ln tăng trưởng qua các năm.

3. Cơ cấu quản lý khá chặt chẽ, ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực.

4. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ. 5. Hiệu quả Marketing cao. 6. Số lượng SPDV đa dạng và chiếm một thị phần đáng kể 7. Lãi suất và phí dịch vụ tương đối thấp và rất linh hoạt.

8. Doanh số của SPDV luôn

1.Thủ tục rườm rà, thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng còn chậm.

2. Mạng lưới chi nhánh chưa rộng khắp.

3. Số lượng nhân viên của chi nhánh cịn ít.

4. Chưa có quảng cáo chiêu thị khá hấp dẫn dành cho khối khách hàng doanh nghiệp. 5. Doanh số các SPDV có tăng nhưng rất ít.

6. Vẫn còn giới hạn ràng buộc từ hội sở trong việc quyết định các khoản vay lớn.

tăng trưởng qua các năm. O SO WO 1. Cà Mau là một tỉnh có thế mạnh về chế biến và khai thác thủy sản. 2. Tốc độ kinh tế phát triển nhanh và ổn định. 3. Cở sở hạ tầng phát triển. 4. Chính phủ ln quan tâm đến ngành ngân hàng.

5. Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày một hồn thiện.

6. Có nền chính trị ln ln ổn định.

7. Quy mơ dân số gia tăng và trình độ lao động có tay nghề ln luôn được cải thiện.

S1, S3, S4, S5, S6, O1, O2, O3, O6, O7: Chiến lược thâm nhập thị trường.

S1, S2, S3, S4, S5, S7, S8, O2, O3, O4, O5, O6, O7: Chiến lược phát triển thị trường.

O1, O2, O3, O4, O5, O7, W2,W3, W4,:Chiến lược tăng cường hoạt động Marketing, giới thiệu quảng bá sản phẩm.

T ST WT

1. Thói quen sử dụng và tích trữ tiền mặt của người dân cịn khá phổ biến.

2. Khách hàng ngày càng khó tính và mong mỏi nhiều hơn ở chất lượng dịch vụ ngân hàng.

3. Sự gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng và các

S1, S2, S5, S6, S7, T1, T2, T3: Chiến lược dựa vào khách hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

S1, S2, S4, S5, T2, T3, T4: Chiến lược đào tạo chất lượng nguồn nhân lực.

W1, W2, W3, W4, W5, W6, T1, T2, T3: Chiến lược phịng thủ.

tỉnh.

4. Trình độ tay nghề của lao động vẫn cịn thấp.

5.1.2. Phân tích chiến lược.

Từ ma trận SWOT ta đề xuất một số chiến lược:

5.1.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường.

Trên cơ sở tận dụng điểm mạnh đã có như là NHTMCP ra đời sớm nhất, có nguồn lực tài chính, có nguồn lực tài chính mạnh…sẳn kết hợp với các yếu tố bên ngoài như tốc độ phát triển kinh tế ổn định, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trưởng, sự gia tăng về dân số cũng như trình độ của dân trí ngày càng được cải thiện, sẽ là cơ hội để cung cấp các dịch vụ trên thị trường hiện tại. Tức là sử dụng các SPDV cũ để tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường mới đồng thời cũng cần quan tâm đến khách hàng mục tiêu. Cần lựa chọn các sản phẩm cho phù hợp để khai thác đối tượng khách hàng mục tiêu.

*Ưu điểm

 Ngân hàng có thể phát huy được thế mạnh của mình thơng qua nguồn lực tài chính mạnh, nhân sự được đào tạo một cách chuyên nghiệp và hoạt động chiêu thị.  Dễ thực hiện vì ngân hàng đã có sự am hiểu về thị trường và khách hàng.  Ít tốn chi phí.

*Nhược điểm.

 Khơng chú trọng đến khâu cải tiến sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm mà chỉ tập trung tăng thị phần nên dễ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

 Dễ bị bắt chước.

5.1.2.2. Chiến lược phát triển thị trường.

Tận dụng được sự đa dạng sản phẩm, trình độ nhân viên, năng lực quản lý chặt chẽ, và nguồn lực tài chính mạnh đồng thời cũng tận dụng những tiềm năng mà các đối thủ cạnh tranh chưa khai thác ở các thị trường mới ta có thể phát triển thêm ở thị trường mới bằng cách phát triển các SPDV tức là tạo sự đa dạng cho các SPDV để

đáp ứng nhu cầu khách hàng như phát triển một sản phẩm bằng cách liên kết với các sản phẩm có liên quan với nhau để thực hiện các dịch vụ trọn gói, gia tăng giá trị cho các sản phẩm hiện tại.

*Ưu điểm

 Gia tăng cạnh tranh nhờ thị phần được mở rộng.

 Nếu thành công, sẽ nâng cao uy tín và lịng tin của ngân hàng.

*Nhược điểm.

 Tốn nhiều chi phí và thời gian cho việc nghiên cứu phát triển thị trường mới.  Tốn nhiều chi phí cho việc đào tạo nhân viên.

 Tốn chi phí cho việc quảng cáo.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng á châu chi nhánh cà mau (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)