1. Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng bao thanh tốn xuất khẩu với ACB.
2. Nhà xuất khẩu thơng báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB.
3. Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
4. Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ACB. 5. ACB ứng trước cho nhà xuất khẩu.
6. Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu – đối tác của ACB.
7. ACB thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu.
Tín dụng bao thanh tóan có ý nghĩa rất lớn quan trọng đối với các nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn để cho q trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa được liên tục đồng thời giúp cho các doanh nghiệp có thời gian tập trung vào cơng việc quản lý và kinh doanh, khơng phải bận tâm vào việc địi nợ.
f. Chuyển tiền cá nhân.
Đây là dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ có mục đích của khách hàng như chuyển tiền du học, chữa bệnh, công tác…
g. Thu đổi ngoại tệ.
Đây là dịch vụ chuyển đổi các ngoại tệ phổ biến thành tiền Việt và ngược lại để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng và lợi nhuận từ hoạt động này là chệnh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.
h.Vay tài trợ xuất khẩu.
Là các khoản ngân hàng cho người xuất khẩu vay với mục đích bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp để họ có khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương đã ký và giúp cho doanh nghiệp liên tục SXKD không bị hụt vốn trong thời gian chờ tiền thanh tốn hàng hóa của đối tác nước ngồi.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU.3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau. 3.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau.
Được thành lập theo quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị ACB số 7565/65 QĐ ngày 16/09/1997. Để đáp ứng nhu cầu về vốn và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong sản xuất, kinh doanh tiêu dùng của người dân trong địa bàn Tp Cà Mau.
Ngày chính thức đi vào hoạt động 8/11/1997. Kế hoạch kinh doanh được thực hiện theo sự chỉ đạo của hội sở.
Địa chỉ: Hiện tại chỉ có duy nhất một chi nhánh có trụ sở tại thành thành phố Cà Mau số 3A, Đường Hùng Vương, TP Cà Mau
Điện thoại:0780.837326 Fax:
Website: www.acb.com.vn
3.1.2. Quá trình phát triển.
ACB chi nhánh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều bước thăng trầm. Bước dầu NH đã phải trải qua rất nhiều khó khăn: Tìm kiếm, tuyển chọn đội ngũ nhân viên, tìm kiếm khách hàng và sự cạnh tranh với các TCTD khác… Nhưng với mục tiêu: ACB luôn phấn đấu là NHTMCP hàng đầu Việt Nam trở thành “Ngân hàng của mọi nhà” hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, cơng nghệ hiện đại, kinh doanh an tồn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức và trình độ chun mơn cao.
3.1.3. Chức năng của ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn ngắn, trung và dài hạn, các hình thức tiền gửi có và khơng có kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển các tổ chức trong nước, vay vốn tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, dài hạn, chiết khấu các
giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại tệ, thanh tốn quốc tế và các sản phẩm thẻ thanh tốn khác.
3.1.4. Nhiệm vụ.
Ngân hàng thực hiện việc cơng bố, niêm yết và thực hiện các mức về lãi suất tiền gửi và cho vay, các tỷ lệ hoa hồng, các phí và lệ phí, tiền phạt trong kinh doanh, dịch vụ ngân hàng theo quy định của hội sở và và của Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước phát luật về tồn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng, toàn bộ vốn tự có và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng, giữ bí mật về số liệu hoạt động của khách hàng, ngoại trừ các trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo qui định.
3.1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động cụ thể của bộ máy ACB chinhánh Cà Mau. nhánh Cà Mau.
3.1.5.1. Bộ máy tổ chức và quản lý.