Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 25 - 29)

1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CÔNG NGHIỆP PHỤ

1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Công nghiệp điện và điện tử là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, chiếm 3,5% tổng số nhân công trong cả nước, 56% kim ngạch xuất khẩu và 49% kim ngạch nhập khẩu của nền kinh tế [18,15]. Giai đoạn đầu, các cơng ty sản xuất nước ngồi đầu tư vào Malaysia với mục đắch tận dụng chi phắ sản xuất rẻ nhờ vào các chắnh sách cơ chế khuyến khắch đầu tư, nguồn nhân lực rẻ, các khu chế xuất và hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, hải cảng, sân bay và thông tin liên lạc. Hơn nữa, hoạt động đầu tư phát triển không ngừng trong suốt hơn 30 năm dưới nền tảng của một nền chắnh trị ổn định, minh bạch, nhất quán và khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng như các điều kiện mơi trường thuận lợi, đã chuyển hố Malaysia thành một trung tâm sản xuất cơng nghiệp điện tử - tin học. Ở góc độ các chắnh phủ địa phương, họ liên tục điều chỉnh các chắnh sách nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các cơng ty nước ngồi và cung cấp những dịch vụ phù hợp cho các công ty đã đầu tư trước kia. Điều này đã dẫn tới vòng đầu

tư tuần hoàn thuận lợi cho việc mời gọi các dự án mới theo sau. Hiện tại, Malaysia có 14 khu chế xuất, 200 khu công nghiệp mà hầu hết được xây dựng do sự quản lý và khuyến khắch của chắnh phủ địa phương [50]. Các công ty sản xuất các sản phẩm và linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử - tin học ở Malaysia hầu hết là các công ty của Nhật, đã thành lập các cụm sản xuất sản phẩm linh kiện và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu. Các cơng ty mà hình thành các cụm sản xuất này thường phụ thuộc lẫn nhau và thu hút được lợi thế nhờ tập trung và chun mơn hố. Các tập đồn sản xuất thiết bị điện tử viễn thông cũng rất ưa chuộng đặt địa điểm sản xuất, phát triển ở Malaysia. Motorola có một trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như trung tâm phát triển phần mềm. Tập đoàn Altera cũng vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển về kiểu dáng công nghiệp với hơn 50 sản phẩm được cải tiến khơng ngừng. Một số ngành CNPT đóng góp vào sự phát triển của công nghiệp bán dẫn của Malaysia như sản xuất khung dây dẫn và dây liên kết. Ba nhà sản xuất dây dẫn liên kết cũng đã đặt đại bản doanh ở Malaysia là: công ty điện tử Tanaka, sản xuất dây liên kết lõi bằng vàng và nhơm. Cịn công ty Elektrisola với lõi đồng, điện tử Malaysia với lõi vàng. Dưới đây là một số tình hình phát triển của một vài ngành cơ bản của CNPTĐTTH Malyasia, theo nghiên cứu Opportunities in MalaysiaỖs

Electronics Industry, xuất bản bởi Phịng cơng nghiệp điện, điện tử và công

nghệ thông tin vào tháng 04/2004:

Ngành sản xuất nhựa khuôn đúc: là một trong những ngành CNPT

chắnh cho khu vực điện tử, bao gồm hơn 400 công ty sản xuất các linh kiện, bộ phận bằng nhựa và hỗ trợ lắp ráp. Trong ngành CNPT này, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất nhiều trong số đó là cơng ty liên doanh với nước ngồi, cung cấp các linh phụ kiện vỏ bọc và cơ khắ chắnh xác cho các ngành công nghiệp chắnh như điện tử dân dụng, máy tắnh, thiết bị ngoại vi,

thiết bị lưu trữ thông tin, dụng cụ liên lạc và thiết bị tự động văn phòng. Đại diện cho các hãng sản xuất có: HIL, Mah Sing, Eully, VS, Lee Huat, Keihin, Sanda, Tylon và Precico. Ngành CNPT sản xuất nhựa khuôn đúc hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng đáng kể bởi nhu cầu ngày càng tăng từ các sản phẩm cơ khắ chắnh xác chất lượng cao. Phắa nước ngoài tham gia vào các doanh nghiệp phụ trợ theo con đường liên doanh hoặc hợp tác về mặt kỹ thuật ngày càng được thúc đẩy [38,11].

Kim loại dập khuôn và cơ khắ chắnh xác:

- Công nghiệp kim loại dập khuôn là một ngành rất lâu đời ở Malaysia, đáp ứng nhu cầu về các linh kiện, bộ phận của các ngành công nghiệp như điện tử, ô tô và ngành chế tạo máy.

Với hơn 350 công ty hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực kim loại đúc khuôn, chủ yếu là phục vụ cho ngành điện tử (khoảng 80%) với các công ty: CS, Wong, Kein Hing, NJ, Kris [23,12].

- Đối với ngành bộ phận cơ khắ chắnh xác, có trên 50 cơng ty chun cung cấp các dịch vụ về cơ khắ chắnh xác cho các thiết bị như những chi tiết cố định, khuôn, trục, chân cắm, hộp ổ với các đại gia trong ngành như UPECA, Eng Teknologi, Kenseisha và Syntum. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 100 doanh nghiệp nhỏ cung cấp rất nhiều các dịch vụ cho máy móc như sửa chữa và bảo trì [38,12].

CN chế tạo khn dập, khn đúc: Trong ngành này có khoảng 250

nhà sản xuất, chiếm khoảng 40% trong số những ngành CNPT cho ngành điện tử. Các cơng ty nước ngồi đến từ Nhật, Đức, Đài Loan và Singapore đã đóng một vài trị chắnh trong việc đưa cơng nghệ tiên tiến vào khu vực này. Giờ đây ngành chế tạo khn có thể đáp ứng những nhu cầu phức tạp nhất về khuôn cho các sản phẩm điện tử cao cấp. Các công ty hàng đầu hiện

có mặt tại Malaysia như Dainichi, D-R, Keihin, Fico Asia, Meiki, A.F.O.S.S, Topla, Janway, Likon, Dufu. Các công ty chế tạo khn của Malaysia có Polytool, Eng Teknologi và LKT cũng đã bắt đầu sản xuất phục vụ nhu cầu khuôn cho các công ty đa quốc gia về cấu kiện bán dẫn, phát triển trở thành những cơng ty có năng lực hàng đầu trong việc đáp ứng những nhu cầu đa dạng của các nhà sản xuất thiết bị và bộ phận điện tử [38,13].

Bên cạnh đó, Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang (PSDC) là vắ dụ điển hình về hợp tác cơng Ờ tư trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNPT ở Malaysia. Đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, Chắnh phủ Malaysia đã thành lập PSDC vào năm 1989. Tỉnh Penang trở thành trung tâm công nghiệp điện, điện tử từ những năm 1970 khi tiếp nhận luồng FDI lớn, nhưng đến nửa cuối những năm 1980 các doanh nghiệp FDI ở đó phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động có kỹ năng và lâm vào khó khăn khi lương tăng vọt. Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã đề xuất với chắnh phủ xây dựng một trung tâm phát triển nguồn nhân lực. Cả chắnh quyền địa phương và Trung ương đều ủng hộ đề xuất này bằng việc thành lập PSDC. Điểm đáng lưu ý của PSDC là hệ thống quản lý của trung tâm. Các thành viên chắnh của ban điều hành đều là đại diện của các doanh nghiệp FDI và trong nước, và các cơ quan Chắnh phủ chỉ đóng vai trị hỗ trợ cho ban điều hành. Nhờ vậy, trung tâm có thể điều chỉnh giáo trình cho phù hợp với u cầu của doanh nghiệp, và tận dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp làm giảng viên. Họ là những người có khả năng chuyển giao cơng nghệ mới nhất và kiến thức thực tế cho các học viên.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)