Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 49 - 55)

2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

2.2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử

phạm vi rộng 1 và rộng 2 (như đã trình bày ở chương 1). Lý do là khi đề cập đến CNPT ở Việt Nam, chúng ta cần phải đề cập đến sản phẩm vốn (cơng cụ và máy móc) và các dịch vụ sản xuất (dịch vụ hậu cần, lưu kho, phân phối và bảo hiểm) vì hai lĩnh vực này cịn rất yếu và kém tắnh cạnh tranh.

2.2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin họcViệt Nam Việt Nam

Trong danh sách xếp hạng về thu hút FDI từ Nhật Bản của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Việt Nam đã vươn từ vị trắ thứ thứ 8 năm 2000 lên vị trắ thứ 3 vào năm 2003, phần lớn bởi vì: (i) nhân cơng rẻ; (ii) dung lượng thị trường nội địa lớn, và (iii) nhân công lành nghề. Tuy nhiên, tắnh thiếu cạnh tranh của ngành CNPT, mà tiêu biểu là tỷ lệ nội địa hố chỉ có 22,6% sẽ là một trở ngại lớn cho Việt Nam [35,15].

Phát triển CNPT được coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất và cấp thiết nhất cần phải giải quyết để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong khi ngành này liên quan đến rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau, nhưng trong khuôn khổ của bài viết, tác giả chỉ đi sâu vào phân tắch thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học (CNPTĐTTH) của Việt Nam theo những khắa cạnh sau:

2.2.2.1. Tỷ lệ nội địa hoá linh phụ kiện thấp

Việt Nam hiện nay có chừng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu [27]. CNPT chưa đáp ứng được những nhu cầu đó, thể hiện ở chất lượng chưa cao và thiếu

tắnh cạnh tranh. Có thể thấy rằng, ở Việt Nam, lý do hàng đầu cho việc các Ộđại giaỢ lắp ráp chưa đầu tư quyết liệt vào Việt Nam là vì thiếu các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và sự yếu kém của ngành CNPT. Theo một nghiên cứu của JETTRO (Cơ quan xúc tiến hải ngoại Nhật Bản), được tiến hành năm 2004, 68,6% các nhà sản xuất Nhật Bản trả lời rằng, vấn đề lớn nhất liên quan đến việc vận hành sản xuất ở Việt Nam là khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện và nguyên vật liệu ở thị trường nội địa, so với 40,1% ở Thái Lan và 31,6% ở Malaysia. Vì thế, việc thiếu sự phát triển của CNPT chắc chắn sẽ làm giảm những cơ hội tiềm năng cho việc giảm chi phắ cũng như khuyến khắch mở rộng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam [35,21].

BIỂU ĐỒ 2.8: NGUỒN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI

Nguồn: Viện quản lý kinh tế Trung ương (2004)

Như vậy, theo biểu đồ 2.8, tỷ lệ cung ứng của các doanh nghiệp nội địa cho các doanh nghiệp nước ngồi vẫn cịn rất thấp. Nguồn thu mua nguyên liệu chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ 74,57% (2001) xuống cịn 69,25% (2003).

Có lẽ thành cơng nhất là ngành bao bì, cung cấp hầu hết bao bì bằng giấy, gỗ, nhựaẦ cho đóng gói sản phẩm. Ngành điện - điện tử, tỷ lệ nội địa hoá vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức mong đợi của các nhà đầu tư, và việc tìm mua các linh phụ kiện điện tử, khn mẫu và gia công kim khắ như dập, rèn, mạ cịn rất khó khăn. Đối với mặt hàng điện tử dân dụng, mặc dù có thể tỷ lệ nội địa hố ở các cơng ty đa quốc gia khác nhau thì rất khác nhau, nhưng con số này nhìn chung vào khoảng 20 Ờ 40% đối với sản phẩm tivi và 5 Ờ 12% đối với thiết bị PC [35,27].

Hiện nay, các nhà cung cấp linh kiện Việt Nam vẫn chưa phải là đối tác chắnh của các cơng ty đa quốc gia vì chủ yếu họ nhập khẩu linh kiện từ các nước Đông Á khác trong khu vực. Chúng ta có thể thấy tỷ lệ cung cấp nội địa các linh kiện của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực ASEAN rất nhiều.

BIỂU ĐỒ 2.9: TỶ LỆ NỘI ĐỊA HOÁ CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT NHẬT BẢN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2003

Nguồn: Junichi Mori (12/2005), Development of Supporting Industries for VietnamỖs Industrialization (Phát triển CNPT phục vụ cơng nghiệp hố ở Việt Nam), tr.21.

Nhìn vào biểu đồ thấy tỷ lệ nội địa hoá các linh kiện điện tử của những nhà lắp ráp Nhật Bản ở Việt Nam là thấp nhất (22,6%), cao nhất là Thái Lan (47,9%) và Malaysia (45%).

2.2.2.2. Quy mô và công nghệ của các doanh nghiệp phụ trợ điện tử - tin học

Hiện nay, doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam mới chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kắch cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, chứ chưa nói gì đến doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Cơng ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua được thùng các tông, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Canon mặc dù đã đầu tư gần 300 triệu USD để xây dựng các nhà máy sản xuất máy in, máy ảnh ở Hà Nội và Bắc Ninh cũng chỉ tìm được một nhà cung cấp linh kiện Việt Nam, còn hơn 30 nhà cung cấp phụ tùng khác cho Canon lại là các doanh nghiệp 100% vốn FDI. Cơng ty này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm nhựa có độ chắnh xác cao như các loại bánh răng, trục, thanh gạt... Mặc dù trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp ép nhựa nhưng trình độ cơng nghệ của phần lớn các doanh nghiệp này chỉ mới dừng lại ở mức sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thông thường, rất ắt sản phẩm là các chi tiết đủ tiêu chuẩn về sức bền chắc, độ chắnh xác để lắp ráp máy móc, ơtơ, điện - điện tử. Ngành xử lý bề mặt cũng khơng hơn gì, bởi chỉ có ắt dây chuyền tĩnh điện, xì, mạ hiện đại, nên chưa đảm bảo Ộphủ bìỢ những sản phẩm cao cấp.

Như vậy, năng lực của các nhà cung ứng nội địa chưa mạnh, trình độ cơng nghệ lạc hậu, năng lực tổ chức chưa phát triển, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khâu nghiên cứu và phát triển (R&D) và đang kéo lùi sự phát triển của CNPTĐTTH.

2.2.2.3. Sản phẩm và doanh nghiệp phụ trợ điện tử - tin học tiêu biểu a. Các sản phẩm tiêu biểu

Các sản phẩm, chi tiết, linh kiện điện tử được sản xuất bởi các doanh nghiệp phụ trợ gồm có: đèn hình, máy thu hình, súng điện tử, đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết cơ khắ cho lắp ráp đèn hình, các loại ăngtenẦ.

 Sản phẩm đèn hình: Mặt hàng này hiện tại ở Việt Nam chỉ có nhà máy sản xuất đèn hình Orion Hanel có thể sản xuất loại đèn hình cong đến 29 inch và đèn hình phẳng loại 21 inch. Mỗi năm công ty sản xuất trên 2 triệu cái. Sản phẩm này xu thế sẽ giảm vì tivi màn hình tinh thể lỏng LCD ngày càng trở nên phổ biến.

 Cuộn lái tia: Hiện tại, công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử Daewoo- Hanel có dây chuyền sản xuất cuộn lái tia với công suất 1 triệu chiếc/năm, sản phẩm này xu thế sẽ giảm trong thời gian tới.

 Linh kiện máy tắnh: Toàn bộ linh kiện từ chip vi xử lý, điện trở, tụ điện, pin, thiếc hàn, dung môi hàn, mạch in, ổ đĩa mềm, đĩa cứng ... đến dây chuyền cơng nghệ lắp ráp đều nhập của nước ngồi. Việc đầu tư cho sản xuất linh kiện máy tắnh cần lượng vốn lớn hàng triệu USD.

 Thiết bị điện tử - tin học: Chủ yếu là kinh doanh và lắp máy tắnh các loại, thiết bị mạng, công nghệ lắp ráp chưa cao, sản phẩm máy tắnh đã mang thương hiệu riêng, nhưng các linh phụ kiện phần lớn đều phải nhập khẩu.

 Điện tử dân dụng: Sản phẩm chủ yếu là máy thu hình, radio cassette, máy ảnh, máy in... Hình thức lắp ráp chủ yếu dưới dạng IKD (Incompleted Knocked Down), 40% linh kiện dời hồn tồn nhập ngoại, cịn lại là các linh kiện sản xuất trong nước như: đèn hình, tụ, biến áp, loa... (do các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất); ăngten, hộp cacton, vỏ nhựa, xốp (do các doanh nghiệp trong nước sản xuất).

 Thiết bị điện tử công nghiệp: Phần lớn thiết bị điện tử chuyên dụng được nhập khẩu, một phần được thiết kế, chế tạo đơn chiếc hoặc với số lượng nhỏ. Các sản phẩm chắnh mà ta sản xuất được là các loại cân tự động, cân băng tải, cân đóng bao, thang máy, thiết bị camera, cơng tơ điện tử, hệ thống kiểm tra xuất nhập cảnh... Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm điện tử chuyên dụng rất lớn, đây thực sự là một thị trường rất lớn, còn bỏ ngỏ cho doanh nghiệp Việt Nam.

b. Một số doanh nghiệp tiêu biểu sản xuất các sản phẩm, chi tiết, linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử - tin học

Công ty TNHH thương mại và sản xuất Cát Thái: Cát Thái là một

trong số ắt các doanh nghiệp phụ trợ 100% vốn Việt Nam thành công trong lĩnh vực này. Trước kia, công ty cung cấp một số bộ phận phụ tùng cho ngành công nghiệp xe máy. Nhưng ngày nay, Cát Thái đã chuyển sang cung ứng cấu kiện nhựa cho một số sản phẩm điện tử như máy giặt, tủ lạnh, tivi, chiếm đến 35% doanh thu hàng năm của công ty, trong khi lượng hàng hố sản xuất hàng ngày của cơng ty chiếm 40% doanh thu [35,37]. Năng lực sản xuất cũng như doanh thu hàng năm của Cát Thái tăng lên nhanh chóng, mặc dù quy mô của công ty so với các nhà cung cấp nước ngồi vẫn cịn rất khiêm tốn.

Công ty TNHH Điện tử Daewoo-Hanel: Liên doanh được cấp giấy

phép đầu tư năm 1994 với tổng số vốn đầu tư 52 triệu USD, trong đó có đầu tư dây chuyền sản xuất linh kiện (cuộn lái tia) - 01 triệu chiếc/năm. Sản phẩm của công ty sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc lắp ráp sản phẩm máy thu hình của cơng ty.

Cơng ty Cổ phần phần mềm FPT: Cung cấp giải pháp phần mềm

cho các mảng ngân hàng, kế toán, thuế, hải quan. Đây là công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam, doanh thu năm 2006 đạt 80 tỷ đồng.

Cơng ty TNHH Hài Hịa: Cơng ty Hài Hịa là một trong số các công

ty tin học hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tắch hợp hệ thống và cung cấp các thiết bị tin học cho thị trường cả nước.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)