Kinh nghiệm của Đài Loan

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 29 - 31)

1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CÔNG NGHIỆP PHỤ

1.4.2. Kinh nghiệm của Đài Loan

Đài Loan là một nước công nghiệp mới, tiếp thu cơng nghệ từ nước ngồi và đạt được cạnh tranh quốc tế trong CNĐT nhờ vào quy định về nội địa hoá. Đài Loan giới thiệu quy định về hàm lượng nội địa (Local Content Regulations Ờ LCR) vào những năm 1960 đối với hầu hết các sản phẩm trong ngành ô tô, điện và điện tử. Quy định LCR được dỡ bỏ dần dần từ năm 1975 đến 1986 khi mà các cam kết về tự do hoá thương mại được thực hiện đầy đủ. LCR đã thực sự hữu hiệu trong việc thúc ép các nhà sản xuất nước ngoài đang chiếm độc quyền trong thị trường nội địa, phải chuyển giao công nghệ sản xuất linh phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc cho các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước [27,41].

Một biện pháp nữa để thúc đẩy sự phát triển của CNPT Đài Loan là về thúc đẩy liên kết cơng nghiệp. Biện pháp này đã tỏ ra rất có hiệu quả. Đài Loan phát triển liên kết giữa các nhà thầu phụ mà chủ yếu là các SMEs với các doanh nghiệp lớn. Thực tế, chắnh phủ Đài Loan không can thiệp sâu vào các công ty lớn và nhà thầu phụ, nhưng đóng vai trị chất xúc tác thơng qua hỗ trợ tài chắnh. Hệ thống hạt nhân Ờ vệ tinh được triển khai năm 1984, gồm 3 mối liên kết: (i) nhà cung cấp linh phụ kiện và nhà lắp ráp, (ii) người sử dụng hạ nguồn và nhà cung cấp nguyên liệu chắnh, và (iii) nhà thầu phụ và thương gia [27, 44]. Chắnh phủ trợ giúp các liên kết này thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chắnh. Các doanh nghiệp hạt nhân có trách nhiệm phối hợp, giám sát và cải tiến hoạt động các doanh nghiệp vệ tinh của mình. Các doanh nghiệp hạt nhân tham gia hệ thống này vì được trợ cấp tài chắnh, cịn các doanh nghiệp vệ tinh tham gia vì muốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Hệ thống này góp phần chia sẻ thông tin và tạo ra cơ chế để hắnh phủ thực thi các chắnh sách của mình.

Như vậy, thuật ngữ CNPT đã phát triển ắt nhất qua hai thập kỷ nhưng về bản chất, thuật ngữ này không quá khác biệt so với các thuật ngữ liên quan được sử dụng cách đây đã lâu, như thầu phụ, công nghiệp linh phụ kiện, công nghiệp phụ thuộc. Cả công nghiệp hỗ trợ và các khái niệm liên quan đều được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho các sản phẩm cuối cùng. Đây là một thuật ngữ định hướng chắnh sách, vì thế các nhà hoạch định chắnh sách của mỗi nước cần phải tự đưa ra một định nghĩa riêng cho phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước mình và phù hợp với các mục tiêu cần hướng tới của chiến lược cơng nghiêp.

Phát triển CNPT nói chung đem lại nhiều lợi ắch cho mỗi quốc gia như: thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tạo thêm cơng ăn việc làm, phát triển công nghiệp theo chiều sâu, giảm nhập khẩu, tăng giá trị xuất khẩu các linh, phụ kiện... Phát triển CNPTĐTTH nói riêng cịn giúp CNĐT gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu.

Chắnh vì vậy, xây dựng được những ngành CNPT vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của các nước đang phát triển cũng như các quốc gia Đông Á. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia xây dựng thành công CNPT như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Malaysia, Thái Lan, Đài Loan trong CNPTĐTTH bởi các chắnh sách như thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào khu vực CNPT, thúc đẩy liên kết công nghiệp hay tham gia vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu. Học hỏi những kinh nghiệm từ các bạn bè trên thế giới như mơ hình Trung tâm phát triển kỹ năng Penang PSDC (Malaysia) hay thành lập ban phát triển liên kết công nghiệp BUILD và chương trình phát triển nhà cung cấp quốc gia NSDP (Thái Lan), chắc chắn Việt Nam sẽ xây dựng thành công CNPT với sự phối hợp giữa chắnh phủ và các doanh nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)