Sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 34 - 42)

2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

2.1.2. Sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam

Để có thể thấy rõ tình hình phát triển của CNĐT Việt Nam, tác giả xin tập trung phân tắch theo 4 khắa cạnh chắnh sau:

- Giá trị sản xuất

- Dung lượng thị trường

- Quy mơ và trình độ cơng nghệ

- Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.1.2.1. Giá trị sản xuất

Nếu như đầu thập niên 70 Ờ 80 của thế kỷ 20, giá trị sản xuất của ngành CNĐT Việt Nam vẫn cịn nhỏ lẻ và chưa có đóng góp đáng kể cho nền kinh

tế quốc dân thì từ năm 1990 trở lại đây, ngành điện tử đã có những bước tiến đáng kể.

Theo số liệu của Hiệp hội Điện tử Việt Nam, thì tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995 Ờ 2006 của ngành này là 23%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình qn của giá trị sản xuất tồn ngành công nghiệp (15%) [44]. Cụ thể:

BẢNG 2.1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ SO VỚI TỒN NGÀNH CƠNG NGHIỆP Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Toàn ngành CN 227342,4 261092,4 305080,4 355624,1 416562,8 487492.1 CNĐT 11555,3 13691,2 16162,5 18852,0 24334,4 30910,8 Tỷ trọng (%) 5,08% 5,24% 5,30% 5,30% 5,84% 6,34% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng tỷ trọng của ngành CNĐT trong tồn ngành cơng nghiệp Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm từ 2001 Ờ 2006, cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, từ 11555,3 tỷ đồng (2001) lên 30910,8 tỷ đồng (2006). Dưới đây là một số sản phẩm điện tử chủ yếu mà Việt Nam sản xuất:

BIỂU ĐỒ 2.4: SỐ LƯỢNG TIVI LẮP RẮP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn biểu đồ, có thể thấy rằng số tivi mà Việt Nam lắp ráp giảm dần trong giai đoạn 2004 Ờ 2007. Chỉ có năm 2008 là tăng cao với 2633,3 nghìn chiếc, cũng là năm có sản lượng cao nhất giai đoạn 2004 Ờ 2008.

BIỂU ĐỒ 2.5: SỐ LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn biểu đồ, trong ba sản phẩm điện tử chắnh của Việt Nam là máy giặt, tủ lạnh, điều hồ nhiệt độ thì sản phẩm tủ lạnh, tủ đá chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là máy giặt và điều hoà nhiệt độ. Số lượng máy giặt gia tăng trong khi đó điều hồ nhiệt độ giảm trong 2 năm 2007 Ờ 2008. Hơn nữa,

của ngành CNĐT Việt Nam mà chỉ có tivi bởi vì Việt Nam hầu như chưa sản xuất được các sản phẩm cao cấp, giá trị cao. Ngay cả tivi, người tiêu dùng muốn mua loại màn hình lớn, màn hình plasma, trinitron... đều phải trông chờ vào nguồn nhập khẩu. Đến nay sự xuất hiện thêm của những sản phẩm điện tử cao cấp này đã đánh dấu sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam.

Chiếm thị phần lớn hiện nay là các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như Sony, JVC, Panasonic, Canon (Nhật); tới Samsung, LG (Hàn Quốc) và gần đây là TCL (Trung Quốc). Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2004 cho thấy, top 5 về thị phần hàng điện tử luôn thuộc về các cơng ty có vốn nước ngồi; trừ các mặt hàng loa, đầu karaoke vi tắnh, đầu đĩa hình là thuộc về các cơng ty trong nước như Tiến Đạt, Viettronics Tân Bình.

Có thể thấy rằng các doanh nghiệp vốn trong nước đang thua ngay tại sân nhà. Nếu khơng có sự quan tâm thắch đáng cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp này thì tình trạng trên sẽ vẫn cịn tiếp diễn.

2.1.2.2. Dung lượng thị trường

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, CNĐT đã trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế định hướng xuất khẩu ngồi ra cịn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Theo định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm của ngành cơng nghiệp thì mặt hàng điện tử và linh kiện máy tắnh được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010.

a. Thị trường nội địa

Ngành CNĐT Việt Nam đã có những tăng trưởng đáng kể. Từ những lắp ráp đơn giản, chúng ta đã phát triển từng bước và bước đầu sản xuất phụ tùng linh kiện xuất khẩu cũng như nghiên cứu thiết kế được một số sản phẩm được bạn hàng quốc tế tin dùng. Về cơ bản, các sản phẩm điện tử và công nghệ đã thỏa mãn được nhu cầu của thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu, doanh số thị trường nội địa đạt 1,6 tỷ USD năm 2005 và đạt 2 tỷ năm 2006, 2,2 năm 2007 và 3,5 tỷ năm 2008 [44].

Thị trường tiêu thụ hàng công nghệ điện tử Việt Nam vẫn còn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng đổi mới dây chuyền, cải tiến sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm để thị phần đầy tiềm năng này khơng rơi vào tay nước ngồi.

b. Thị trường xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu linh kiện, máy tắnh của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm và đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với giá trị vượt trên 1 tỷ USD.

Nhìn biểu đồ ta có thể thấy giá trị xuất khẩu hàng điện tử, máy tắnh của Việt Nam tăng qua các năm từ 2004 Ờ 2008. Với hàm lượng xuất khẩu như vậy, thiết bị điện tử và linh kiện điện tử đã vươn lên hàng thứ 6 trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Tuy nhiên giá trị hàng nhập khẩu bao giờ cũng cao hơn xuất khẩu và sự chênh lệch ngày càng được nới rộng.

Hiện nay ta đã xuất khẩu mặt hàng điện tử sang 35 quốc gia [44], chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc và EU.

BIỂU ĐỒ 2.7: MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH HÀNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NĂM 2008

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại Ờ Bộ Công Thương

Biểu đồ 2.7 cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2008 về linh kiện điện tử, máy tắnh là EU (tiêu biểu là các quốc gia như Hà Lan, Phần Lan, Thuỵ Sĩ...), tiếp đến là Thái Lan.

2.1.2.3. Trình độ cơng nghệ và nguồn nhân lực

Trước những tắn hiệu đáng mừng về tốc độ tăng trưởng, tổng sản lượng CNĐT cũng như trị giá xuất khẩu, chúng ta phần nào có thể lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp này. Nhưng thực tế đáng buồn là vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam, trước hết phải kể đến hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử còn thấp, chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện về lắp ráp trong nước.

Trong các giai đoạn phát triển CNĐT, Việt Nam hiện nay mới chỉ ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn 2 (đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng, phát triển công nghiệp phụ trợ) [26]. Trong khi đó, khơng phải so sánh đâu xa, chỉ với các nước ASEAN 5 (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipines), đã thấy trình độ khoa học kỹ thuật của điện tử Việt Nam hãy còn thua xa. Các nước này đã phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao đẩy mạnh xuất khẩu) [26].

Mặc dù có thâm niên về khâu lắp ráp thì cơng nghệ lắp ráp của Việt Nam vẫn chủ yếu là công nghệ phổ thông bằng tay (công nghệ bán tự động, công nghệ xuyên lỗ...). Chỉ có một số ắt các doanh nghiệp đưa vào sử dụng các máy cắm tự động và áp dụng công nghệ dán bề mặt SMT (surface mounting technology), trong khi những công nghệ này đã trở nên quen thuộc với một số nước trong khu vực. Việc lắp ráp các sản phẩm điện tử, điện lạnh, phần lớn cũng do doanh nghiệp FDI đảm nhận như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, ... cùng một số doanh nghiệp Việt Nam như VTB (Viettronics Tân Bình) Belco (Viettronics Biên Hịa), Tiến Đạt... Còn các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu đảm nhận dịch vụ bảo hành, sửa chữa.

Bên cạnh yếu tố công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt Nam cũng là điều đáng bàn. Theo báo cáo của ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử - Tin học Việt Nam thì lực lượng lao động trong ngành CNĐT khoảng 20.000 người, trong đó có khoảng 70% làm việc trong các cơng ty nhà nước, 18% trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi và 12% trong khu vực tư nhân. Tuy nhiên, lao động có kỹ năng, trình độ cao khơng nhiều, chỉ có trên 700 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý. Nhưng điều bất ngờ nhất, trong các doanh nghiệp quốc doanh, nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ từ 10% đến 64%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm từ 4% đến 10%. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chỉ khai thác nguồn lao động phổ thông lương thấp chứ không quan tâm đến nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Tuy vậy, doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 80% giá trị thị trường trong nước [32].

2.1.2.4. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài

Những năm gần đây đã chứng kiến sự tăng lên trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn của Nhật Bản như tập đoàn Sony, Matsushita, JVC và Toshiba đã hình thành liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vào giữa những năm 1990 để xâm nhập vào thị trường nội địa. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc như Samsung, LG đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Nhật, tiếp đến là TCL, một doanh nghiệp phát triển nhanh ở Trung Quốc trong những năm 2000. Trong khi các hãng Hàn Quốc đạt được quy mô sản xuất lớn về xuất khẩu sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp Nhật Bản lại hướng vào thị trường Việt Nam với mục đắch thay thế nhập khẩu.

Ở Việt Nam, việc sản xuất đồ gia dụng như tủ lạnh và máy giặt của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc bao gồm hãng điện tử Sanyo, điện tử LG, điện tử Samsung. Trong lĩnh vực tủ lạnh và máy giặt chỉ có Sanyo có thể phát triển một hệ thống sản xuất với quy mô xuất khẩu cao. Các hãng khác, bị giới hạn bởi thị trường nội địa nhỏ bé và các ngành CNPT kém phát triển, duy trì ở mức độ sản xuất cầm chừng của thị trường nội địa chỉ sử dụng các bộ phận nhập khẩu. Cũng khơng có các cơng ty nước ngồi có tên tuổi sản xuất máy điều hồ nhiệt độ, lị vi sóng, máy hút bụi, nồi cơm điện, lị sưởi và nồi ga ở Việt Nam hiện nay.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nhiều dự án điện tử lớn với số vốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD đã được triển khai tại Việt Nam. Intel với dự án 1 tỷ USD ở Bình Dương nhằm sản xuất đầu đọc quang học cho các sản phẩm DVD, VCD và mô tơ siêu nhỏ dùng cho camera và máy in. Foxcon đầu tư 5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực điện tử chiếm 1 tỷ USD; Meikon đầu tư 300 triệu USD vào sản xuất linh kiện điện tử tại Hà NộiẦ Năm 2009, khi dự án Intel chắnh thức vận hành, ngành CNĐT của Việt Nam sẽ tăng mạnh về doanh thu xuất khẩu và hy vọng sẽ đạt 10 tỷ USD mỗi năm. Từ đó có thể thấy rằng tiềm năng đầu tư FDI vào lĩnh vực điện tử là rất lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)