Tác động gián tiếp

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 26 - 27)

1. 1 Hội nhập kinh tế khái niệm và bản chất

1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc

1.2.3.2. Tác động gián tiếp

Ngoài những tác động trực tiếp trên, thì đầu tư trực tiếp và ngoại thương cịn có tác động gián tiếp thơng qua các tác động ngoại ứng như: thúc đẩy trao đổi thông tin, cung cấp dịch vụ, liên kết sản xuất... Đây là những tác động rất quan trọng không chỉ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp mà còn thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế- xã hội khác.

Thơng tin thị trường đóng vai trị quan trọng đối với các chủ đầu tư cũng như các nước tiếp nhận đầu tư, nhờ các kênh thông tin thị trường chủ thể nắm bắt được tình hình và nhu cầu trên thị trường thế giới. Từ đó họ có cơ sở thực tế để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thơng qua các kênh thơng tin thị trường thì giúp cho các nhà đầu tư thấy được đầu tư vào lĩnh vực gì, vào quốc gia nào thì có lợi nhất. Và các nước tiếp nhận đầu tư thì có thể kêu gọi, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Dịch vụ đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu và là nguồn thu ngoại tệ đáng kể của nước chủ nhà. Trong nhiều chi nhánh của các TNCs ở nước ngoài, giá trị dịch vụ (vận tải, bảo hiểm, thanh tốn, tín dụng, viễn thơng...) thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa chúng. Ví dụ: giá trị dịch vụ trong các chi nhánh TNCs có sở hữu chủ yếu của Mỹ ở nước ngoài chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu và gần 1% tổng giá trị nhập khẩu chúng. Nhu cầu lớn các loại dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Các nước nhận đầu tư nếu hoạt động dịch vụ có hiệu quả, nhất là dịch vụ về giao thơng vận tải, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc... thường thu hút đước nhiều các dự án đầu tư trực tiếp. Mặt khác, cũng thúc đẩy được buôn bán ngoại thương, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Liên kết sản xuất là một trong những tác động quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động ngoại thương. Qua đầu tư FDI sẽ cung ứng về vốn, về các kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại, các loại dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp của nước chủ nhà mở rộng và phát triển các năng lực sản xuất của mình (mở rộng sản xuất, bắt trước quy trình sản xuất và mẫu mã hàng hố), cịn đối với các nước đầu tư thì có thể tìm kiếm được nguồn nguyên vật liệu mà mình thiếu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Liên kết sản xuất thường được các TNCs áp dụng, khi sản xuất ra một sản phẩm thì các cơng ty mẹ chỉ sản xuất các chi tiết chính, cịn phân cơng cho các cơng ty con có lợi thế vế một linh kiện nào đó thì sẽ chịu trách nhiêm sản xuất linh kiện đó, sau đó được lắp ráp lại thành phẩm. Sự liên kết sản xuất này sẽ giúp các nước đang phát triển sau một thời gian có thể tự xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)