Thúc đẩy cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 28 - 30)

1. 1 Hội nhập kinh tế khái niệm và bản chất

1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan

1.3.2. Thúc đẩy cải cách hành chính

Theo nhiều nhà phân tích, Việt Nam là một trong các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi đã có phản ứng khá linh hoạt trước xu thế hội nhập gia

tăng. Đó là một thực tế. Những chuyển động tích cực của Việt Nam từ đầu những năm 1990 trong chính sách đối ngoại thể hiện ở sự bình thường hóa các quan hệ đối ngoại với các nước phương Tây, với Hoa Kỳ, với ASEAN và xúc tiến các cuộc thương lượng song phương và đa phương với các thể chế quốc tế…

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, việc khai thác các lợi thế của hội nhập khu vực sẽ bị hạn chế nếu các quốc gia không tiến hành cải cách hành chính và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với những địi hỏi của tiến trình hội nhập. Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tới cơ chế vận hành và phương thức hoạch định chính sách của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc.

Một bộ máy hành chính và một phương thức hoạch định chính sách có nhiều điểm tương đồng với các đối tác sẽ tạo cơ sở để các đối tác tìm thấy những lợi ích chung và xử lý các khác biệt dễ dàng hơn. Trước những địi hỏi của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã và đang xúc tiến cải cách hành chính.

Có thể nói, mức độ hội nhập kinh tế khu vực ở Việt Nam phục thuộc rất lớn vào hiệu quả của cải cách hành chính. Và cũng từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy cải cách hành chính vừa là điều kiện, vừa là kết quả của hội nhập kinh tế quốc tế và điều này cũng đúng với Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc, cải cách hành chính đã được xúc tiến từ đầu những năm 1990. Những đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, phục vụ tốt hơn lợi ích của quốc gia đã tạo cơ sở cho nước này thực thi cải cách hành chính. Xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả là mục tiêu của cuộc cải cách này ở Hàn Quốc.

Có thể nói, gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới, dù ở mức độ nào, cũng tác động tới bộ máy hành chính ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Và đó là những tác động tích cực bởi nó địi hỏi bộ máy hành chính vận hành có hiệu quả. Và bộ máy hành chính chỉ vận hành có hiệu quả một khi nó được cải cách, đổi mới. Nói cách khác, khơng có cải cách hành chính, thì tính quan liêu

của bộ máy hành chính sẽ làm tổn hại đến chính sách kinh tế và thậm chí làm tổn hại đến cả chính sách kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)