Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 92 - 99)

1. 1 Hội nhập kinh tế khái niệm và bản chất

3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác

kinh tế giữa Việt Nam- Hàn Quốc

Trong thời gian tới, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc sẽ chịu sự tác động của các yếu tố mang tính tịan cầu, khu vực và quốc gia khác nhau.Trên phạm vi tòan cầu, tất cả các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, trong đó đặc biệt là cách mạng cơng nghệ thơng tin và sinh học, của q trình tự do hóa kinh tế.Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc sẽ chịu tác động của yếu tố Trung Quốc, sự lớn mạnh của các NIEs, làn sóng liên kết kinh tế khu vực, kể cả việc tìm kiếm các FTAs, sự chênh lệch trong phát triển giữa các quốc gia, cũng như một số biến động khác. Ngòai ra, định hướng chiến lược phát triển kinh tế của hai nước cũng là những yếu tố tác động lên sự phát triển quan hệ song phương. Xu hướng tác động của các yếu tố này là khác nhau.Các yếu tố có tác động thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc bao gồm:

a) Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một NIEs châu Á tiếp tục làm cho nước này có lợi thế về vốn và cơng nghệ, cịn Việt Nam tiếp tục có lợi thế về lao động và tài nguyên- nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước.

b) Việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại trong phạm vi WTO,APEC, đặc biệt khi Chương trình Làm việc Đơha đã được thơng qua, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc.

c) Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ xung cho nhau rõ rệt. Việt Nam chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo nên những giống cây trồng, vật ni có năng xuất cao. Cịn Hàn Quốc thơng qua đầu tư vào cơng nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ mơi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Một số yếu tố khác có tác động làm chậm lại sự phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc. Đó là:

a) Yếu tố Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc vừa mang lại cơ hội phát triển, đồng thời cả những thách thức cho nhiều nước trong khu vực. Những cải cách của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi nước này gia nhập WTO, kết hợp với sự chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế sang miền Tây và những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nươc ngoài, đang làm cho dòng đầu tư đổ vào Châu Á bị chệch hướng và đổ vào Trung Quốc. Trong dịng đầu tư đó bao gồm cả đầu tư từ Hàn Quốc. Do đó, tác động khơng tốt lên quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.

b) Sự tìm kiếm các FTA có thể làm cho chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến một số mục tiêu khác. Bởi lẽ, tuy Việt Nam là thị trường

xuất khẩu lớn thứ 15 của nước này, song lại chủ yếu được tạo nên bởi sự gia tăng đầu tư. Hệ quả là, nếu đầu tư có nguy cơ giảm đi, sẽ làm thay đổi vị trí của thị trường Việt Nam đối với Hàn Quốc. Hơn nữa, trước mắt, Việt Nam chưa thể đàm phán về một FTA với nước này.

Trong hai nhóm yếu tố trên, nhóm các yếu tố thúc đẩy có tác động mạnh hơn.Do đó, triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trong tương lai là rất khả quan. Kết luận này còn được dựa trên nhận định cho rằng trong mối quan hệ này, các bên tham gia chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Trong trao đổi hàng hóa, nhiều mặt hàng có khả năng xuất khẩu của Việt Nam chưa, hoặc tiếp cận thị trường Hàn Quốc ở mức thấp, như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, dầu thô, nơng sản nhiệt đới. Sản phẩm từ các cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc xuất khẩu trở lại nước này chưa nhiều. Trong lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư vào các ngành cơng nghiệp phụ trợ cịn ít, đặc biệt cho các ngành công nghiệp nhẹ. Trong lĩnh vực du lịch, tiềm năng phát triển rất lớn, bởi Việt Nam mới thu hút được một lượng khách ít ỏi trong luồng khách du lịch từ Hàn Quốc sang các nước châu Á- Thái Bình Dương. Trong xuất khẩu lao động, Việt Nam chưa xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật cao sang Hàn Quốc. Dựa trên tất cả những điều đó có thể khẳng định rằng trong tương lai, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc tiếp tục được phát triển, nhưng Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, mức nhập siêu có thể giảm đi, do khả năng gia tăng thu nhập từ “ xuất khẩu tại chỗ”, chương trình cải cách khu vực cơng nghiệp của Hàn Quốc và sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực công nghiệp theo hướng chuyển dần các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc ra nước ngoài.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.

1. Quan điểm chung

Trong xu thế tịan cầu hóa và hợp tác khu vực ngày càng gia tăng, quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc cần phải dựa trên và hướng tới việc tạo lập một khuôn khổ hợp tác đa phương mới mà nền tảng là những nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới. Với việc Việt Nam đã là thành viên của WTO mối quan hệ giữa hai nước càng có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.

Trên bình diện liên kết Đơng Á, quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc có một vai trị quan trọng: đó là cầu nối giữa Đơng Nam Á và Đơng Bắc Á. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở các sáng kiến ASEAN+1, cần sớm hình thành một hiệp định hợp tác kinh tế song phương Việt Nam- Hàn Quốc, trong đó thể hiện rõ vai trị của quan hệ này trong xu thế thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Đơng Bắc Á nói chung và với Hàn Quốc nói riêng;

Cần có cách tiếp cận tịan diện đối với khn khổ hợp tác kinh tế song phương. Điều này có nghĩa là đưa các nội dung hợp tác hiện nay vào một hiệp định chung hơn là nỗ lực có một FTA song phương hoặc các hiệp định hợp tác riêng lẻ trong các lĩnh vực cụ thể.

2. Các giải pháp cụ thể

Để khắc phục những tồn tại trong quan hệ kinh tế Việt Nam- Hàn Quốc trong bối cảnh phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước trên thị trường quốc tế, khu vực cũng như thị trường nội địa, xin đề xuất một số giải pháp sau:

Đối với chính phủ Việt Nam: Bên cạnh việc đẩy nhanh q trình

đàm phán gia nhập WTO, đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu, tích cực chuyển dịch cơ cấu ngành trên cơ sở lợi thế so sánh và cạnh tranh, cần nâng cao hiệu quả đàm phán song phương với Hàn Quốc. Với các cơ chế hiện có và thơng qua các cuộc viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, hiệu quả của đàm phán song phương có thể được cải thiện, nếu Việt Nam biết tranh thủ cơ hội là thị trường quan trọng của dòng đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc mà tạo thế chủ động trong đàm phán, nỗ lực hết sức trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm thuận lợi hóa thương mại, trước hết là đối với việc kiểm dịch vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản và thủy sản, nếu mở rộng được sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên ngành, đặc biệt trong những lĩnh vực mà Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh như cơng nghệ thơng tin và viễn thơng, đóng tàu.Ngồi ra, chính phủ cần nhận thức rõ rằng việc giảm bớt sự thâm hụt trong cán cân thương mại với Hàn Quốc sẽ chỉ thực hiện được, khi quan tâm đúng mức không chỉ đến việc gia tăng xuất khẩu và định hướng nhập khẩu, mà còn quan tâm đến việc tăng cường hoạt động xuất khẩu tại chỗ thơng qua du lịch, xuất khẩu lao động có kỹ năng sang Hàn Quốc và các lĩnh vực liên quan khác, như đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý.

Đối với các bộ liên quan của Việt Nam như Bộ thương mại, Bộ

kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Du lịch, có một số kiến nghị sau:

- Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng cũng như bất cập của công tác này trong thời gian qua, các bộ liên quan cần nhận thức đầy đủ hơn về công tác xúc tiến thương mại, phải coi đó là chiến lược phát triển kinh tế nhấn mạnh đến việc thúc đẩy xuất khẩu thơng qua các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cần thiết. Theo cách hiểu đó, cơng tác nghiên cứu thị trường cần được tíến hành một cách có bài bản hệ thống, bên cạnh hoạt động cung cấp thông tin về thị trường, tổ chức hội chợ, triển lãm hay giới thiệu sản phẩm. Tham gia vào thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu phải bao gồm tất cả các cơ quan liên quan ở cấp chính phủ, các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu và các doanh nghiệp trong sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa chúng;

- Công tác nghiên cứu thị trường thường được tiến hành dưới hai khía cạnh- nghiên cứu chung và nghiên cứu về một thị trường hàng hóa cụ thể. Đối với thị trường Hàn Quốc, việc nghiên cứu chung nên do các tổ chức thuộc các bộ liên quan tiến hành, bao gồm nghiên cứu về phương hướng phát trỉển chung của nền kinh tế Hàn Quốc, giới thiệu về tập quán kinh doanh, hệ thống phân phối, những thay đổi chính sách, thói quen tiêu dùng, đặc trưng văn hóa của thị trường này. Để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng các kết quả đạt được, các bộ liên quan cần trao đổi các kế hoạch nghiên cứu, cũng như thông tin về các kết quả đạt được với nhau. Trong hoạt động này cần có sự tham gia tích cực của Thương vụ và đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.

- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm trao đổi, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của chúng. Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của Việt Nam và đặc điểm thị trường người tiêu dùng Hàn Quốc, Việt Nam cần tập trung vào những mặt hàng đã và có khả năng sẽ được thị trường Hàn Quốc chấp nhận. Đó là thực phẩm chế biến từ thuỷ sản, thủy sản đông lạnh, đồ gỗ, đồ nội thất, đèn điện tử, thiết bị viễn thông, một số nguyên liệu như cao su, khoáng sản, cà phê, sắn lát. Đối với những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao như hàng thủ công mỹ nghệ( giá cả thấp hơn 8-10% so với Trung Quốc), đồ gỗ nội thất, cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá và giới thiệu sản phẩm thích hợp đến người tiêu dùng Hàn Quốc. Đối với sản phẩm nông sản nhiệt đới, cần đạt được thỏa thuận về kiểm dịch vệ sinh dịch tễ. Trong lĩnh vực du lịch, phải kết hợp các tour trong nước với quốc tế tạo thêm các hình thức du lịch mới, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thực tiễn. Trong lĩnh vực du lịch, phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo hướng dẫn viên biết tiếng Hàn, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phục vụ, mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và hồn thiện chương trình đào tạo. Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, cũng như cung cấp cho các cơ sở FDI Hàn Quốc ở trong nước.

- Cần tăng cường hoạt động hợp tác với các cơ quan chuyên ngành của Hàn Quốc nhằm nhận được sự giúp đỡ của họ về tài chính, cung cấp thơng tin, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác để

cùng phát triển.Mở rộng hệ thống các trường dạy nghề và hịan thiện chương trình đào tạo. Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, cũng như cung cấp cho các cơ sở FDI Hàn Quốc ở trong nước.

- Cần tăng cường hoạt động hợp tác với các cơ quan chuyên ngành của Hàn Quốc nhằm nhận được sự giúp đỡ của họ về tài chính, cung cấp thơng tin, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam hàn quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)