1. 1 Hội nhập kinh tế khái niệm và bản chất
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan
1.3.5. Những tác động không thuận chiều
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy sự tác động của hội nhập không chỉ tạo ra tác động tích cực. Phản ứng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á nổ ra năm 1997 là một ví dụ nổi bật. Rất
có thể hậu quả sẽ khơng nghiêm trọng và phạm vi tác động sẽ không lớn nếu sự liên kết giữa các nước trong khu vực không chặt chẽ. Điều này cảnh báo rằng, liên kết kinh tế càng chặt chẽ thì hệ lụy xấu cũng là điều kiện khó tránh. Các quốc gia trong khu vực này, trong đó có Việt Nam va Hàn Quốc cần có sự chuẩn bị để có thể đối phó với những tác động khơng thuận chiều như vậy.
Mặc dù mối quan hệ giữa hai nước đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Song so với tiềm năng của hai nước thì những kết quả đạt được vẫn cịn rất khiêm tốn. Để hiểu được những khó khăn và tồn tại dẫn đến những trở ngại đó, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về thực trạng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trên cơ sở nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ thương mại kinh tế giữa hai nước.
Chương II
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.
Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc được khởi động bắt đầu từ thập kỷ 1980.Trước hết mối quan hệ này được bắt đầu trong lĩnh vực trao đổi hàng hố. Sau đó, nó nhanh chóng được phát triển rộng ra sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, trao đổi lao động, du lịch, hợp tác khoa học- kỹ thuật, và ngày nay, đã trở thành một mối quan hệ hợp tác tồn diện. Khơng những thế, trên hầu hết các lĩnh vực quan hệ, thành tựu đạt được là rất đáng kể. Hiện nay, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn nhất, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 (không kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô), là nước cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn thứ 5 và là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 4 của Việt Nam . Các dịng hàng hố, dịch vụ, vốn và lao động được di chuyển giữa hai nước ngày càng gia tăng. Nhờ đó, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với cơng nghệ hiện đại của Hàn Quốc,
có thêm nhiều cơ sở sản xuất mới, từ đó làm phong phú thêm nguồn hàng xuất khẩu cũng như cho tiêu dùng trong nước, tạo thêm cơng ăn việc làm và có thêm nguồn thu nhập ngoại tệ. Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu lớn(đứng thứ 15 năm 2003). Thị trường Việt Nam có vai trị quan trọng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Nhiều nhà đầu tư nước này đã coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn để có được nguồn tài nguyên và lao động rẻ cho các ngành cần nhiều lao động. Đầu tư sang Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc có cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường ở các nước thứ ba thông qua xuất khẩu từ cơ sở FDI. Ngoài ra, Hàn Quốc đã và đang đặt Việt Nam trên một vị trí ưu tiên trong hoạt động hỗ trợ phát triển của mình. Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn là một trong 4 nước nhận viện trợ khơng hồn lại lớn nhất của nước này thông qua KOICA.
Để đánh giá một cách tốt nhất thực trạng quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian qua, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ này trên một số lĩnh vực cụ thể là thương mại hàng hoá và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.