- Các dạng nước trong cây.
DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ (NITROGEN) Ở THỰC VẬT
Ở THỰC VẬT
Dinh dưỡng khoáng và nitơ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống của thực vật. Điều kiện dinh dưỡng khoáng và nitơ là một trong những nhân tố chi phối có hiệu quả nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60 nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên chỉ có một số nguyên tố nhất định là tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu. Một nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có vai trị sinh lý rất quan trọng và rất cần cho sinh trưởng, phát triển mà nếu thiếu, cây khơng thể hồn thành chu trình sống của mình.
Bằng phương pháp trồng cây trong dung dịch và các phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng chính xác khác, người ta đã phát hiện ra có khoảng 19 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây. Đó là : C, H, O, N, O, P, K, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B.
Mo, Cl, Na, Si, Ni. Khi có đủ các nguyên tố thiết yếu và năng lượng ánh sáng, cây có thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, q trình sinh trưởng phát triển của cây và hồn thành chu kỳ sống của mình.. .
Ngồi 19 ngun tố thiết yếu đó ra cây cũng cần rất nhiều nguyên tố khác mà nếu thiếu cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây nhưng cây vẫn hoàn thành chu kỳ sống của mình, vẫn ra hoa kết quả.
Có hai quan niệm về nguyên tố khoáng trong cây:
Theo quan niệm thứ nhất nguyên tố khoáng là các nguyên tố chứa trong phần tro của thực vật. Để phát hiện các nguyên tố khoáng của cây, người ta phân tích tro thực vật. Đốt thực vật ở nhiệt độ cao (khoảng 550-600 0C) Các nguyên tố C, O, H, N sẽ mất đi dư- ới dạng khí CO2, hơi H2O, NO2, O2 hoặc N2. Phần còn lại là tro thực vật Nguyên tố C
chiếm khoảng 45%. O chiếm khoảng 42%, H khoảng trên 6,5% và N khoảng 1,5% hàm l- ượng chất khô. Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các chất hữu cơ trong cây. Chúng xâm nhập vào cây dưới dạng H2O, khí CO2, O2, NH3, NO3-, số cịn lại, xấp xỉ 5% khối lượng chất khô của cây, là các nguyên tố khống. Với quan điểm này N khơng phải là nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm thứ hai, trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O (C, H và O), các nguyên tố còn lại được cây hấp thu từ đất gọi là các nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm này thì N là ngun tố khống vì nó được rễ hấp thu từ đất. Do đó các phân bón có N (phân đạm) đều được gọi là phân khoáng. Quan niệm này hiện nay đ- ược nhiều người thừa nhận.
Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất lớn. Chúng phụ thuộc vào loài cây, vào các bộ phận khác nhau, vào giai đoạn sinh trưởng...
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh .rằng 95% vật chất trong cây là do cây lấy từ khơng khí và nước, chỉ 5% là lấy trong đất.
Trong thành phần hóa học của thực vật, người ta thấy: - Hàm lượng các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O H 6% C 45% O 42% - Hàm lượng các nguyên tố có nguồn gốc từ đất
N 1,5% K 1,0% Ca 0,5%
Mg 0,2% P 0,1% S 0,1%
- Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng
Cl 100ppm Fe 100ppm B 20ppm
Mn 50ppm Na 10ppm Zn 20ppm
Cu 6ppm Ni 0,1ppm Mo 0,1ppm
Căn cứ vào hàm lượng chứa trong cây, người ta chia các nguyên tố khoáng trong cây thành ba nhóm:
- Nhóm các nguyên tố đại lượng, có hàm lượng biến động từ 10-1 đến 10-4
% chất khô, gồm: N, P, K, Ca, S, Mg, Si, ...
- Nhóm các nguyên tố vi lượng, có hàm lượng nhỏ từ 10-5 đến 10-7 % chất khô, gồm các nguyên tố Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Co, Ti, Sr, Ba,...
- Nhóm các nguyên tố siêu vi lượng có hàm lượng rất nhỏ, từ 10-7 đến 10-14 % chất khô chúng gồm các nguyên tố Hg, Cd, Cs, I, Pb, Ag, Au, Ra...
Các nguyên tố được cây hấp thụ vào có thể có vai trị khác nhau.
Qua phân tích ta thấy mức độ cần thiết của các nguyên tố khống, song cũng có một số như Ai, Si, Na chứa với lượng lớn trong cây, ý nghĩa sinh lý của chúng không đáng kể trong khi đó một số nguyên tố vi lượng lại cần thiết cho cây.