- Các dạng nước trong cây.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật
2.1.2. Vai trò của kali (potassiu m K)
Ka li là ngun tố hố học thuộc nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tổ hố học Mendeleev, có số thứ tự 19, khối lượng nguyên tử bằng 39. K là một kim loại kiềm, có tính khử mạnh, dễ dàng mất điện tử và và trở thành carbon hoá trị 1 (K+
).
Trong đất K tồn tại dưới dạng các muối tan trong nước, K trao đổi, không trao đổi trong các silicate. K trao đổi rất quan trọng và thích hợp đối với thực vật. So với các nguyên tố khác, K có một hàm lượng lớn trong đất (65-75 T/ha trong lớp đất cày). K có
nhiều trong đất đen, xám, nâu và có ít trong đất đỏ, than bùn. Trong cơ thể thực vật, K tồn tại dưới dạng muối như KCl, KHCO3, K2HPO4 hoặc các dạng muối của acid pyruvic, citric, oxalic...
Vai trị sinh lí của K chưa được biết một cách đầy đủ và rõ ràng. Đến nay người ta biết chắc chắn rằng: K rất dễ xâm nhập vào tế bào, làm tăng tính thấm của thành tế bào đối với các chất khác. Do đó K ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất theo các chiều hướng khác nhau. Có thể tóm tắt vai trị sinh lí của K như sau:
- K ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbonhydrate, thể hiện K làm tăng cường độ quang hợp, tăng quá trình vận chuyển các hợp chất carbonhydrate trong cây.
- K ảnh hưởng theo hướng tích cực đến q trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá. - K ảnh hưởng tốt đến q trình đẻ nhánh, hình thành bơng và chất lượng hạt ở các cây ngũ cốc.
-K ảnh hưởng mạnh đến hô hấp (ảnh hưởng tốt hay xấu nhiều ý kiến mâu thuẫn nhau). Phần lớn các tác giả cho rằng K làm tăng quá trình hơ hấp. Vấn đề này được minh hoạ bằng sơ đồ về sự tham gia của K vào các phản ứng của quá trình đường phân và chu trình Krebs.
- K tham gia vào quá trình hoạt hoá nhiều enzyme như: amylase, invertase phospho-transacetylase, acetyl-CoA-cystease, pyruvat-phospho-kinase, ATP-ase,...
- K liên quan đến trao đổi chất protein và acid amine. Nhiều thực nghiệm cho thấy K làm tăng quá trình sinh tổng hợp protein và acid amine. Khi thiếu K thì sự tích tụ amoniac tăng đến mức độ độc đối với cây.