II. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười Đồng Tháp:
1. Phân tích tình hình nợ q hạn
1.3 Phân tích tình hình xử lý nợ rủi ro (RR):
Bảng 13: Bảng tổng hợp xử lý rủi ro qua các năm
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ đã xử lý RR Số thu được Nợ đã xử lý RR Số thu được Nợ đã xử lý RR Số thu được Nợ có tài sản đảm bảo 162,1 6,0 218,0 144,0 200,4 68,4 Nợ khơng có tài sản đảm bảo 146,1 26,2 892,9 147,6 905,6 229,2
Tổng cộng 308,2 86,2 1.110,9 291,6 1.106,0 297,6
Qua bảng tổng hợp xử lý nợ rủi ro, ngân hàng thực hiện trích dự phịng xử lý rủi ro đúng quy định theo quyết định 488 của NHNo và quyết định 88 hướng dẫn của NHNo và PTNT Việt Nam phân loại tài sản có và trích lập dự phịng xử lý rủi ro:
- Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo, quá hạn từ 721 ngày trở lên.
- Đối với khoản vay không đảm bảo bằng tài sản,quá hạn từ 361 ngày trở lên.
Ta thấy các khoản nợ đã xử lý rủi ro đối với nợ khơng bảo đảm bằng tài sản có tỷ lệ cao so với nợ có tài sản đảm bảo. Nguyên nhân do nợ khơng có tài sản đảm bảo là món vay của đa số hộ nghèo, họ có trình độ sản xuất thấp kém, thường làm ăn thua lỗ. Song, cán bộ tín dụng ngân hàng ln dùng những biện pháp để tận thu, nếu khơng thực hiện được thì mới đề nghị ngân hàng cấp trên xử lý rủi ro theo quy định.
Tuy nhiên, việc thu hồi nợ xử lý RR còn chậm: năm 2003 số thu là 86,2 triệu đồng với tỷ lệ đạt 27,97%. Năm 2004 đạt 291,6 triệu đồng đạt tỷ lệ 26,25%, sang 2005 đạt 297,6 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 26,9%. Nguyên nhân do sự phối hợp giữa ngân hàng và các ngành chức năng chưa mang tính kịp thời để xử lý tài sản thế chấp đối với những hộ mất khả năng thanh tốn. Song song với nó cịn có những vướng mắc mang tính xã hội cũng như hộ vay quá khó khăn gây ảnh hưởng tâm lý của các cơ quan pháp luật không muốn đi đến giải pháp thi hành đối với hộ vay đó, nhiều món vay tài sản thế chấp là đất sản xuất nơng nghiệp ít ỏi (dưới 5 cơng thì địa phương khơng hỗ trợ). Từ đó một số ảnh hưởng tâm lý lây lan, kỳ kèo, chây ỳ, hộ không quan tâm đến giải pháp làm sao khắc phục được sự khó khăn ở hiện tại mà tìm đến phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để có hướng trả nợ cho ngân hàng, hay nói cách khác là ỷ lại vào tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Một thực tế khó khăn nhất đối với ngân hàng thường gặp là khách hàng đã khó khăn từ đó bn trơi, khơng lo lắng quan tâm đến việc trả nợ, khắc phục rủi ro do việc sử dụng vốn ngân hàng, với trạng thái cơ quan pháp luật giải quyết đến đâu tính đến đó.
Với 2 ý trên, dẫn đến lựa chọn giải pháp thu hồi nợ xử lý RR là một vấn đề nan giải. Mặc dù vậy, cán bộ tín dụng ngân hàng vẫn cố gắng tìm mọi biện pháp linh hoạt nhất để thu hồi, tỷ trọng thu năm sau cao hơn năm trước, chủ yếu từ biện
pháp vận động trực tiếp khách hàng tuyên truyền sâu rộng trong tâm lý người vay hiểu rõ được lợi ích và quyền lợi hợp pháp, nghĩa vụ cụ thể. Từ đó hộ vay có hướng chí thú làm ăn khắc phục rủi ro. Làm sao thu được những khoản nợ tồn đọng một cách tối ưu và giảm thiểu nợ tồn đọng là một trong những tiêu chí của Ban lãnh đạo ngân hàng nhằm đưa tình hình tài chính của chi nhánh ln lành mạnh và khởi sắc, thu nhập ngày càng cao đáp ứng được kế hoạch kinh doanh và uy tín thương hiệu ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng Tháp Mười qua các năm qua ln có lợi nhuận, tạo điều kiện kích thích tinh thần lao động của tập thể cán bộ công nhân viên.