Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tháp mười – tỉnh đồng th (Trang 47 - 49)

II. Những giải pháp xử lý rủi ro

b) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

Trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì khách hàng có thể đề nghị ngân hàng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi (đối với món vay trung – dài hạn) theo văn bản của ngân hàng nếu khách hàng có lý do chính đáng.

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được xem xét trên cơ sở do các nguyên nhân khách quan và trong phạm vi các kỳ hạn trả nợ chứ không làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuối cùng. Tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận điều chỉnh lại các kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với thời gian khách hàng có nguồn thu thực tế để sử dụng trả nợ. Có thể nói, đây là một biện pháp xử lý rất linh hoạt trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.

c) Giản nợ:

Đây là một giải pháp tình thế để kéo dài thời hạn trả nợ và phải được các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Về thời gian giãn nợ cũng được xử lý linh hoạt tùy theo từng đợt xử lý, theo tính chất của khoản nợ và cũng theo chỉ đạo cụ thể của cơ quan cấp trên.

2.2. Đối với trường hợp chuyển nợ quá hạn: Xử lý tài sản thế chấp

Khi thực hiện các biện pháp trên tạo điều kiện cho khách hàng khơi phục sản xuất kinh doanh, có nguồn trả nợ cho ngân hàng nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ. Tiếp tục thực hiện thỏa thuận xử lý tài sản thế chấp như hộ vay tự bán tài sản trả nợ, nhưng vẫn khơng hiệu quả thì ngân hàng buộc phải u cầu cơ quan chức năng cho phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Việc phát mãi được thực hiện bởi hội đồng phát mãi gồm đại diện của bên nhận thế chấp, bên thế chấp, đại diện của các cơ quan, tịa án, cơng an…

Nếu người sở hữu tài sản thế chấp ngăn trở, hoặc gây khó khăn cho việc phát mãi thì phía ngân hàng phải lập hồ sơ khởi kiện trước tồ, khi có quyết định của tòa án mới được phép tiến hành.

Phát mãi tài sản thế chấp được thực hiện theo phương thức công khai. Tiền thu được do phát mãi tài sản thế chấp được dùng để trả theo thủ tục như sau:

- Trả các phí có liên quan đến buổi phát mãi (thơng báo đấu giá, bảo quản, chi phí khởi kiện).

- Trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng.

- Phần còn lại chuyển trả cho người sở hữu tài sản.

Tuy nhiên, để việc thu hồi nợ được thuận lợi, thiết nghĩ ngân hàng nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Đảm bảo tính pháp lý, pháp chế trong hoạt động tín dụng, cũng như trong hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền, truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm kỷ luật tín dụng.

- Đảm bảo tính kịp thời khi khách hàng có triệu chứng vỡ nợ; đồng thời yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kê biên khẩn cấp các tài sản có giá trị tương đương để đảm bảo việc thu hồi vốn.

Như vậy, xử lý tài sản thế chấp là giải pháp cuối cùng, giúp ngân hàng thu hồi nợ quá hạn. Nhưng trên thực tế, trình tự thủ tục pháp lý để thu hồi nợ cho ngân hàng quá rườm rà, phức tạp, kéo dài và không hiệu quả. Vì vậy, các cơ quan chức năng, cần phải xây dựng một cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, phải có các biện pháp, giải pháp khuyến khích việc mua các tài sản tồn đọng của ngân hàng như: đơn giản về thủ tục, giấy tờ; ưu đãi về thuế, lệ phí, có như vậy mới hạn chế một cách có hiệu quả lượng án tồn đọng có xu hướng ngày càng gia tăng như hiện nay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Những biện pháp chủ yếu góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tháp mười – tỉnh đồng th (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)