II. Những giải pháp xử lý rủi ro
1. Ngăn ngừa các khoản vay có dấu hiệu dẫn đến nợ quá hạn
Để hoạt động tín dụng thật sự đạt hiệu quả cao và giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro tín dụng thì việc theo dõi và giám sát vốn vay là điều hết sức cần thiết. Nếu cán bộ tín dụng sớm phát hiện những khoản vay có dấu hiệu khơng tốt, đe dọa đến nguồn vốn của ngân hàng thì sẽ sớm có những biện pháp ngăn ngừa để giảm bớt phần nào tổn thất cho ngân hàng.
Như vậy, cán bộ tín dụng cần thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau đồng thời quan sát và kiểm tra chặt chẽ tình hình của khách hàng để có thể phát hiện những khoản vay có vấn đề. Sự khó khăn về tài chính của người vay thường có những dấu hiệu sau:
- Sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm pháp luật.
- Những triển khai về dự án thực hiện không được thuận lợi.
- Người vay có tranh chấp với những đối tượng khác (tranh chấp đất, nợ nần…).
- Chậm trễ trong việc trả lãi cho ngân hàng.
Nếu phát hiện kịp thời các dấu hiệu trên, điều tốt nhất là tìm những biện pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Cán bộ tín dụng có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Hướng dẫn khách hàng về kỹ năng thực hiện dự án, phổ biến sự biến động của thị trường về đối tượng mà khách hàng đang sử dụng vốn. Trong trường hợp
nếu nhận thấy dự án khắc phục được, còn hiệu quả đầu ra trên thị trường và phù hợp với tình hình tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng nên đề nghị cho vay bổ sung.
- Thực hiện chuyển nợ quá hạn, dùng các biện pháp thu hồi nợ trước hạn đối với trường hợp sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.
Việc áp dụng những biện pháp ngăn ngừa trên có thể giúp ngân hàng hạn chế được những khoản cho vay có thể dẫn đến nợ quá hạn. Mặc dù các biện pháp ngăn ngừa những khoản cho vay “có vấn đề” cịn gặp nhiều khó khăn song vẫn được các ngân hàng quan tâm và khai thác vì chúng thực sự có khả năng giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
Tuy nhiên, những giải pháp cho vay bổ sung chỉ có thể áp dụng đối với những khách hàng trung thực đáng tin cậy, là những người dám bộc bạch thực trạng khó khăn của mình để cùng ngân hàng tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết khó khăn đó.
Cịn đối với những khách hàng khơng trung thực, có hành vi lừa đảo, cung cấp những thông tin sai sự thực vi phạm hợp đồng, làm mất đi sự tin tưởng, cũng như thiện chí của ngân hàng, thì buộc ngân hàng phải hành động để bảo vệ quyền lợi của mình. Luật các tổ chức tín dụng đã quy định rõ ngân hàng được áp dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thực, vi phạm hợp đồng tín dụng.