Đo lường khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.3 Phân tích các hệ số tài chính quan trọng

2.1.3.2 Đo lường khả năng thanh khoản

Đo lường khả năng thanh khoản là đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Những hệ số này đề cập đến mối quan hệ giữa các khoản nợ ngắn hạn và các khoản tài sản lưu động, với giả định là tài sản lưu động sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả những khoản nợ ngắn hạn

Khả năng thanh tốn của một cơng ty thường được xem xét trong ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản lưu động để thanh toán cho các trách nhiệm nợ ngắn hạn của công ty.

Khi một doanh nghiệp đang hoạt động, khả năng thanh toán được đánh giá dựa trên cơ sở giá trị của tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển hoá thành tiền của các yếu tố tài sản ngắn hạn. Nếu tài sản ngắn hạn có giá trị càng lớn hơn nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng đảm bảo. Tuy nhiên đánh giá này chưa thật sự chính xác khi một bộ phận lớn tài sản ngắn hạn của cơng ty khơng có khả năng chuyển hoá thành tiền, như hàng tồn kho ứ đọng không bán được hoặc không sử dụng được; khoản phải thu khó địi tồn đọng khơng thu được nhưng cơng ty chưa xóa nợ. Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty theo phương pháp hệ số đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống các hệ số đánh giá cơ cấu tài sản ngắn hạn, khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn.

a. Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh tốn hiện hành q cao có thể dẫn đến những nhận định sau đây về công ty:

- Quá nhiều tiền nhàn rỗi - Quá nhiều các khoản phải thu - Quá nhiều hàng tồn kho

Mặt khác, hệ số hiện hành nhỏ hơn 1 có thể cho ta những nhận định rằng cơng ty:

- Trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều

- Dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định

- Dùng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong hoạt động để chi trả

Tuy nhiên, ta cũng cần lưu ý rằng một xu hướng tăng lên của hệ số này cần được kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi:

- Doanh số bán giảm

- Sự tồn đọng hàng tồn kho do việc lập kế hoạch sản xuất yếu kém, hoặc yếu kém trong việc kiểm soát hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời

- Chậm trễ trong việc thu hồi cơng nợ

b. Tỷ số thanh tốn nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền + Chứng khoán ngắn hạn + phải thu khách hàng) / Nợ phải trả ngắn hạn

Tỷ số này cũng đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như hệ số hiện hành nhưng hệ số thanh toán nhanh kiểm tra vốn thanh khoản chặt chẽ hơn so với hệ số hiện hành.

c. Vốn lưu động rịng

Vốn lưu động rịng = Tài sản có lưu động - Nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ số này quan trọng vì cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh tốn những khoản nợ ngắn hạn thơng qua việc duy trì tài sản có lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)