Mục đích của phân tích báo cáo kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 33 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.5 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.5.1 Mục đích của phân tích báo cáo kết quả hoạt động

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích:

- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng, ổn định hay sụt giảm, câu trả lời cho thấy khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những thay đổi của môi trường kinh doanh và những thay đổi trong thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán, mức tăng trưởng của doanh thu do tác động của lượng bán thường được đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm, sở dĩ như vậy là do sự tăng

trưởng của lượng bán chẳng những cải thiện kết quả tài chính, mà cịn cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay đang bị thu hẹp, thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thị phần lớn và đang mở rộng thường đựơc đánh giá cao. Thông thường khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thị phần của họ sẽ cải thiện, tuy vậy không hiếm trường hợp doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhưng thị phần của họ vẫn bị thu hẹp, trong trường hợp này doanh nghiệp bị đánh giá có sức cạnh tranh yếu.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện khơng, thơng thường khi doanh số bán hàng tăng, lợi nhuận sẽ tăng, tuy vậy cũng có thể chúng biến đổi ngựơc chiều, doanh số tăng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Trong trường hợp này cần xem xét từng khoản mục chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể do giá vốn hàng bán tăng q cao, doanh nghiệp khơng kiểm sốt được sự tăng lên của giá cả vật tư và chi phí tiền lương của nhân viên, cũng có thể do áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tăng chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi...hoặc giảm giá bán

- Lợi nhuận làm ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không? Câu trả lời cho thấy khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Để giải đáp câu hỏi này, người ta thường so sánh lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay với tiền lãi vay phải trả trong kỳ.

- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng? Doanh nghiệp phải có khả năng kiểm sốt q trình phân phối lợi nhuận thu được nhằm cân đối các nhu cầu về chia cổ tức và tích tụ vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng. Ngân hàng luôn đánh giá cao các doanh nghiệp dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, bởi lẽ nó tạo ra sự ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, chứng tỏ niềm tin của chủ sở hữu vào sự phát triển và khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhờ vậy mà giảm thiểu rủi ro cho cả chủ doanh nghiệp và chủ nợ. Nếu doanh nghiệp thường xuyên chia lợi nhuận cho cổ đông ở mức cao, một phần tiền mặt của doanh nghiệp sẽ bị mất đi, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2.1.5.2 Nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, chi tiết theo các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo này cho các cơ quan hữu trách theo định kỳ quí và năm

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu quan trọng, cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng hồn trả vốn gốc và lãi vay, đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố chi phí và các thành phần của lợi nhuận doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 phần: phần lãi, lỗ; phần phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và phần thuế GTGT

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tập trung chủ yếu vào phần lãi, lỗ. Phần này xác định số lãi (hoặc lỗ) trong kỳ theo từng loại hoạt động và theo từng cấp độ

Nguyên tắc chung khi xác định kết quả lãi, lỗ là lấy doanh thu (hoặc thu nhập) trừ chi phí phù hợp ở từng loại hoạt động

Lợi nhuận từ bán hàng và cung ứng dịch vụ

+ Tổng doanh thu: phản ánh tổng giá trị ban đầu của khối lượng sản phẩm,

hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán hoặc đã cung ứng cho khách hàng trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng giúp cải thiện vị thế của doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để gia tăng lợi nhuận hoạt động, tuy vậy mức tăng trưởng quá nóng có thể gây ra thâm hụt tiền mặt, ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bởi lẽ trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải chi tiêu tiền mặt nhiều hơn để dự trữ thêm hàng tồn kho và tăng mức tín dụng cho khách hàng.

Sự biến động của tổng doanh thu chịu tác động của 2 nhân tố: khối lượng tiêu thụ và đơn giá bình quân của sản phẩm, tuy vậy giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng khối lượng tiêu thụ.

+ Các khoản giảm trừ: phản ánh các khoản phải ghi giảm trừ vào tổng

doanh thu để xác định mức doanh thu thực sự được hưởng của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

Chiết khấu thương mại: là số tiền doanh nghiệp ưu đãi giảm trừ cho khách

hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc vì lý do đặc biệt nào khác.

Giảm giá hàng bán: phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng

do sản phẩm, hàng hoá kém hoặc mất phẩm chất. Đây là những khoản tiền doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng được hưởng ngồi hố đơn.

Giá trị hàng bán bị trả lại: phản ánh trị giá theo giá bán của số sản phẩm,

hàng hóa của doanh nghiệp đã bán, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do hàng giao sai quy cách, kém phẩm chất hoặc do những vi phạm hợp đồng mà lỗi thuộc về người bán.

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: phản ánh tổng số thuế doanh nghiệp đã thu hộ và phải nộp lại cho

Nhà nước trong kỳ báo cáo. Theo chế độ kế toán hiện hành số thuế này là bộ phận cấu thành tổng doanh thu bán hàng, do vậy nó phải được loại trừ khi xác định doanh thu thuần.

+ Doanh thu thuần: là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi đã trừ các

khoản giảm trừ, phản ánh số thu nhập từ bán hàng mà doanh nghiệp thực sự được hưởng.

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ

+ Giá vốn hàng bán: phản ánh tổng giá mua và chi phí thu mua của hàng

hố, tổng giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán thực chất là tổng mức chi phí mà họ đã chi ra để sản xuất khối lượng sản phẩm đã bán, do vậy sự biến động của giá vốn hàng bán chịu tác động trực tiếp của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá thành sản xuất sản phẩm. Khi phân tích cần phải so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này với tốc độ tăng của doanh thu thuần.

Ngoài nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sự biến động của giá vốn hàng bán còn do sự thay đổi của giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Việc nâng cao trình độ sản xuất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sẽ làm cho tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, nhờ vậy mà giảm mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu thuần

+ Lợi nhuận gộp: là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn

hàng bán

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Sự biến động của lợi nhuận gộp do tác động của 3 nhân tố: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Ngoài mức lợi nhuận tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tương đối bằng cách so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta có:

Tỉ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận gộp kiếm được từ 100 đồng doanh thu thuần. Khác với chỉ tiêu tuyệt đối, tỉ suất lợi nhuận gộp không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà chịu tác động của các nhân tố: đơn giá sản phẩm, giá vốn đơn vị và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

+ Chi phí bán hàng: phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số sản

phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo, bao gồm cả phần chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ phân bổ cho hàng hoá trong kỳ và chi phí phát sinh kỳ trước kết chuyển vào kỳ này

Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong q trình lưu thơng hàng hố và tiếp thị bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, lương và phụ cấp lương của nhân viên bán hàng và tiếp thị, hoa hồng đạI lý, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí mở hội nghị khách hàng...

Trong các khoản chi phí trên có khoản là chi phí khả biến, có khoản là bất biến, nhưng các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn như: quảng cáo, khuyến mãi...lại thuộc về chi phí bất biến, do vậy ở các giai đoạn có mức doanh số lớn, mức chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh thu thấp, ngược lại ở những giai đoạn doanh số thấp chi phí trên 100 đồng doanh thu ở mức cao hơn.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo.

Theo chế độ kế toán hiện hành tai Việt Nam, cuối kỳ kế tốn tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản kết quả kinh doanh (TK 911), nhưng ở những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài tổng chi phí phát sinh có thể kết chuyển một phần vào tài khoản kết quả kinh doanh trong kỳ, số còn lại được kết chuyển vào kết quả của kỳ sau, do vậy trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu chi phí quản lý có thể bao gồm cả chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kỳ trước kết chuyển sang.

Chi phí quản lý là những chi phí để duy trì bộ máy quản lý và hành chính của doanh nghiệp, phần lớn các khoản chi cho mục đích này thuộc về chi phí bất biến, do vậy khi doanh số tăng nhanh, mức chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu sẽ giảm.

+ Lợi nhuận tiêu thụ: là phần lợi nhuận thu được do tiêu thụ các sản phẩm,

hàng hố dịch vụ thuộc chức năng kinh doanh chính của doanh nghiệp, đây là phần lợi nhuận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Khi xem xét các khoản cho vay, ngân hàng cần phải đảm bảo rằng lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp phải đủ để trang trải tiền vay cho họ.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần lợi nhuận thu được từ các

hoạt động đầu tư tài chính như: cho vay, mua bán chứng khốn, góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản, chênh lệch tỉ giá...Theo nguyên tắc chung, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí.

Theo chế độ kế tốn hiện hành ở Việt Nam, tiền lãi phải trả cho các khoản vay được hạch tốn vào chi phí tài chính, cách hạch tốn như vậy sẽ làm sai lệch kết quản của hoạt động tài chính, bởi lẽ vốn vay không chỉ dùng để đầu tư tài chính mà chủ yếu là tài trợ cho hoạt động kinh doanh

+ Lợi nhuận khác: là phần lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ khác biệt

với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, chẳng hạn như: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tiền phạt, bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng, thu hồi các khoản phải thu đã xử lý...Đặc trưng của các khoản này là phát sinh không thường xuyên, không ổn định, do vậy mức tăng lên của khoản lợi nhuận này thường không được xem là kết quả tốt

+ Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT): phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động

của doanh nghiệp trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, do vậy mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.

+ Lợi nhuận sau thuế (EAT): là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước

thuế với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đây chính là số thu nhập mà chủ sở hữu doanh nghiệp được hưởng.

2.1.5.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanha. Đánh giá khái quát a. Đánh giá khái quát

Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phương pháp so sánh, việc so sánh được thực hiện theo các trường hợp sau:

- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này - Chỉ tiêu kỳ trước

% Tăng, giảm = [ (Chỉ tiêu kỳ này/ Chỉ tiêu kỳ trước)*100] - 1 - So sánh tốc độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí và lợI nhuận với tốc

độ tăng, giảm của chỉ tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu thường kéo theo sự gia tăng của chi phí, nhất là các khoản mục thuộc loại chi phí biến đổi như: giá vốn hàng bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hố. Tuy vậy, doanh nghiệp cần phải phấn đấu để tỷ lệ tăng của chi phí khơng vượt qua tỉ lệ tăng của doanh thu, có làm được như vậy họ mới giảm được mức chi phí trên 100 đồng doanh thu.

- So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần kỳ này với kỳ trước. Để làm được điều này trước tiên cần phải xác định mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu từng năm

Kiểu so sánh này thực chất là sự kết hợp giữa phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang bằng cách này người ta có thể đánh giá trình độ kiểm sốt chi phí của doanh nghiệp

b. Phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh số thu nhập doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là một trong các chỉ tiêuquan trọng để đánh giá tình trạng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự tiến triển của chỉ tiêu này cần phải được phân tích một cách sâu sắc, sự biến động của doanh thu do tác động trực tiếp của 2 nhân tố: khối lượng sản phẩm đã bán và giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm. Khi phân tích ta cần phải làm rõ sự thay đổi của doanh thu do tác động của lượng hay giá? Nguyên nhân nào làm cho khối lượng bán và giá bán thay đổi

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dược hậu giang để quyết định phương án tài trợ vốn (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)