CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản
2.1.4.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn
Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục đích gì, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay ngân hàng từ những nguồn nào.
Thơng qua phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy được tài sản tăng lên trong kỳ được hình thành bởi những nguồn nào và việc sử dụng
các nguồn này vào những mục đích gì. Đồng thời qua đó các nhà tài trợ cũng thấy được nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích hay khơng
Các bước phân tích:
1) Rút gọn bảng cân đối kế toán: Đây là bước cần thiết trước khi tiến
hành phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp thường gồm nhiều chi tiết theo mẫu biểu của Bộ tài chính. Việc rút gọn bảng cân đối sẽ cho ta thấy được một cách bao quát những yếu tố tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp. Phương pháp rút gọn: gộp chung những chi tiết không cần thiết phải nghiên cứu riêng rẽ
2) Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn: Bảng kê nguồn vốn là cơ
sở để lập bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn. Để lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết ta phải liệt kê sự thay đổi của các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán rút gọn giữa hai thời điểm của kỳ nghiên cứu (Cuối kỳ và đầu kỳ). Số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài sản và nguồn vốn được ghi vào một trong hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
+ Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn + Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn
Khi liệt kê các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, tuỳ theo yêu cầu cần phân tích chi tiết hay chỉ cần đánh giá khái quát mà việc liệt kê được thực hiện theo khoản, mục, hay loại, nhưng để tránh sự trùng lặp, khi liệt kê theo loại thì khơng liệt kê mục và khoản nằm trong nó và ngược lại
3) Lập bảng phân tích
Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn được lập căn cứ vào số liệu trên bảng kê, trong đó mục đích sử dụng vốn được phân biệt làm 2 phần là tăng tài sản và giảm nguồn vốn, nguồn vốn huy động trong kỳ cũng được phân biệt thành 2 nguồn là giảm tài sản và tăng nguồn vốn. Để thấy rõ trọng tâm của việc sử dụng vốn ta tính thêm tỉ trọng của từng yếu tố nguồn vốn và sử dụng vốn trong tổng mức biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn.
Khi phân tích nguồn vốn sử dụng cần phải phân định rõ nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Nguồn vốn bên trong: bao gồm các nguồn vốn được tạo ra bằng cách giảm
bớt mức tồn trữ bất hợp lý của các khoản mục tài sản, chẳng hạn như nhượng bán hoặc thanh lý các tài sản cố định dư thừa, thu hồi vốn góp liên doanh, giải phóng vật tư ứ đọng chậm luân chuyển, thu hồi các khoản nợ. Thực chất đây là việc phân bổ lại vốn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cách tạo vốn như vậy là tích cực, bởi lẽ nó giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình mà khơng cần phải huy động vốn từ bên ngồi, do vậy khơng làm tăng chi phí tài chính, mặt khác no giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nguồn vốn bên ngoài: là các khoản tiền được huy động từ bên ngoài vào
ngằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn và dài hạn từ Ngân hàng và cơng chúng, vốn góp thêm từ các chủ sở hữu, tăng các khoản nợ phải trả...Như vậy, tất cả các nghiệp vụ làm tăng khoản mục “nguồn vốn” trên bảng cân đối đều là nguồn vốn từ bên ngoài trừ lợi nhuận chưa phân phối, lợi nhuận giữ lại trong kỳ và sự gia tăng các quỹ doanh nghiệp.
2.1.4.2 Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng
Vốn lưu động là nguồn vốn để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động được xác định theo công thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn
Qua công thức xác định vốn lưu động ta thấy những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động đó là tài sản lưu động và các khoản phải trả. Khi những yếu tố trong tài sản lưu động tăng sẽ làm tăng vốn lưu động và ngược lại: khi các khoản phải trả tăng vốn lưu động giảm và ngược lại.
Vốn lưu động phải đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và không thường xuyên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có thời gian luân chuyển ngắn, thường dưới một năm, nhưng khơng phải vì thế mà vốn lưu động sẽ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trong quá trình hoạt động, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể tăng lên giảm xuống, nhưng không bao giờ giảm đến 0, bất cứ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh tài sản của doanh nghiệp ln ln là số dương, hay nói cách khác doanh nghiệp luôn luôn tồn tại một nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Do tính chất thường xuyên của nhu cầu vốn lưu động này nên nó địi hỏi phải có một nguồn
tài trợ tương ứng ổn định. Nguồn vốn ổn định để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được gọi là vốn lưu động ròng
Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn Vốn lưu động rịng được xác định theo cơng thức sau:
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn ổn định - Tài sản dài hạn
Hoặc Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Hay Vốn lưu động ròng = Vốn lưu động - Vay ngắn hạn
Nguồn vốn ổn định phải được dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn trước, phần còn lại mới được dành để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, vì vậy để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động rịng ta nên xuất phát từ cơng thức:
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn ổn định - Tài sản dài hạn
Từ công thức trên ta thấy vốn lưu động ròng sẽ tăng khi nguồn vốn dài hạn tăng, ngược lại khi tài sản dài hạn tăng, vốn lưu động rịng giảm. Hay nói cách khác, khi nguồn vốn dài hạn tăng ít hơn sự gia tăng của tài sản dài hạn thì vốn lưu động rịng sẽ giảm và ngược lại
Sơ đồ 2: CHU KỲ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG
Như vậy, vốn hoạt động ròng là khoản chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Nó cho biết mức độ tài trợ của nguồn vốn dài hạn vào các tài sản ngắn hạn, vốn lưu động rịng có thể dương hoặc âm hay bằng 0.
VLĐ VLĐ không thường xuyên VLĐ thường xuyên Chu kỳ sản xuất
Bảng 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG Các tác động làm tăng VLĐ ròng Các tác động làm giảm VLĐ ròng 1. Tăng nguồn vốn dài hạn
- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu (chủ sở hữu góp thêm vốn, bổ sung từ lợi nhuận không chia...)
- Tăng nợ dài hạn (phát hành trái phiếu có thời hạn trên một năm, vay dài hạn từ Quỹ đầu tư, Ngân hàng...)
2. Giảm tài sản dài hạn
- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ - Thu hồi vốn góp liên doanh - Nhượng bán chứng khoán dài hạn - Tăng khấu hao TSCĐ
1. Tăng tài sản dài hạn
- Tăng đầu tư trực tiếp: xây dựng, mua sắm TSCĐ mới...
- Tăng đầu tư gián tiếp: tăng vốn góp liên doanh, mở rộng đầu tư chứng khoán dài hạn, tăng cho vay dài hạn...
2. Giảm nguồn vốn dài hạn
- Giảm nguồn vốn chủ sở hữu: chia lợi nhuận; sử dụng các quỹ dự phòng, khen thưởng và phúc lợi; mua lại cổ phần; lỗ trong kinh doanh.
- Giảm nợ dài hạn: trả các khoản vay dài hạn, hoàn trả trái phiếu phát hành đến hạn hay mua lại trái phiếu đã phát hành.