5. Bố cục đề tài
2.2. Tình hình Xuất khẩu của cơng ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi
Cơng ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã từng trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn, nhưng cho đến nay cơng ty đạt được những thành tựu to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơng ty đã đảm bảo kinh doanh có lãi và nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời mức thu nhập cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, công ty cũng đã có vị thế nhất định trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Ta có kim ngạch xuất khẩu của cơng ty qua một số thị trường sau:
Bảng 2.2: Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Thực Phẩm Theo Thị Trường
Đơn vị tính: USD
Thị trường Năm 2011 Năm 2012
ST TT% ST TT% Đông Nam Á 95.602 2.80 99.704 2.84 Đông Á 2.028.369 59.51 2.031.240 57.76 EU 1.057.240 31.02 1.088.123 30.94 Mỹ 155.393 4.56 206.201 5.86 Thị Trường Khác 71.977 2.11 91.295 2.60 Tổng 3.408.581 100 3.516.563 100
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Của Công Ty
2.2.1. Thị trường Đông Nam Á
Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua thị trường Đông Nam Á năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 về số tiền từ 95.620USD lên 99.704USD và về tỷ trọng từ 2.80% năm 2011 lên 2.84% năm 2012. Thị trường Đơng Nam Á rất có tiềm năng để cơng ty tăng kim ngạch cũng như tỷ trọng xuất khẩu trong những năm tới.
Thuận lợi:
Là nơi giao thương buôn bán sầm uất, nơi cung cấp nguyên liệu cho các châu lục.
Khó khăn:
Thường xuyên bị thiên tai lũ lụt hay bị áp chế từ các nước khác như thường xuyên có các trạm xung đột sắc tộc, các thủ tục thuế má rườm rà, nơi có mức độ tham nhũng nhiều nhất thế giới.
Cạnh tranh với nhiều mặt hàng của chính quốc cũng như các mặt hàng cùng loại của nước ngoài.
2.2.2. Thị trường Đông Á
Đây là thị trường chủ lực của công ty với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này không ngừng tăng trưởng từ 2011 là 2.028.369 đến năm 2012 tăng nhẹ là 2.031.240, nhưng tỷ trọng nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này lại giảm từ 59.51% xuống cịn 57.76%. Nhưng nó cũng cịn là thị trường lớn nhất của công ty để công ty tăng tỷ trọng xuất khẩu cho các năm tiếp theo.
Thuận lợi:
Tuy có giảm tỷ trọng nhưng sản phẩm của công ty sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng chất lượng và định lượng, cung cấp sản phẩm ổn định, có bao bì, cách đóng gói phù hợp cho nên được khách hàng tin tưởng và chấp nhận sản phẩm của cơng ty.
Là thị trường có triển vọng tiêu thụ thực phẩm với khối lượng lớn do nhu cầu về có sức mua của khách hàng cao.
Sản phẩm của cơng ty sản xuất có chất lượng vì cơng ty có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000.
Khó Khăn:
Đây cũng là thị trường khó tính, địi hỏi chất lượng sản phẩm cao, bao bì mẫu mã đẹp mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.
Do ngày càng phát triển nên gặp khó khăn về các quy định khi nhập khẩu thực phẩm vào thị trường này. Ví dụ như: Hàn Quốc và Nhật Bản được coi là hai thi trường khó tính nhất trong việc quy định các điều kiện đối với thực phẩm nhập khẩu. Chẳng hạn như các nước có quy định giới hạn mức định về phụ gia, phẩm màu đối với thực phẩm chế biến, cịn Hàn Quốc thì tuyệt đối khơng chấp nhận những sản phẩm có sử dụng phẩm màu, chất tẩy trắng….
Cạnh tranh gay gắt với các nước khác để chiếm lĩnh thị trường.
2.2.3. Thị trường EU
Đây là thị trường có kim ngạch xuất khẩu thứ 2 của cơng ty. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua thị trường EU đã tăng nhẹ từ 1.057.240 năm 2011 lên
1.088.123 năm 2012, nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này lại giảm xuống năm 2011 là 31.02% nó đã giảm xuống cịn 30.94% năm 2012. Nhưng thị trường này vẫn giữ kim ngạch xuất khẩu thứ 2 của cơng ty và đây cũng là thị trường có tiềm năng có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Thuận lợi:
Về mặt địa lý, tuy có cách xa, song hàng hố có thể vận chuyển dễ dàng bằng đường biển, đường sắt với chi phí vận chuyển thấp.
Đây vẫn là thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ lớn với lượng thực phẩm của Việt Nam.
Khó khăn:
Tình hình kinh tế EU có cải thiện nhưng vẫn chưa ổn định, cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước EU vẫn còn đang kéo dài. Hiện khu vực này cũng có
những rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu, như truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang gặp khó khăn về tín dụng do chính sách thắt chặt tín dụng.
Người dân Châu Âu có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chuyển sang ưa chuộng những hàng hố có giá rẻ hơn.
Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng phải cao.
2.2.4. Thị trường Mỹ
Từ tháng 7 năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình cải thiện các mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ về kinh tế. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu cũng như tỷ trọng xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên từ 155.393 năm 2011 tăng lên 206.201 năm 2012 và tỷ trọng xuất khẩu qua thị trường Mỹ của công ty cũng liên tục tăng năm 2009 là 4.56% nó đã tăng lên 5.86% năm 2010.
Thuận lợi:
Mỹ là thị trường rộng lớn với trên 250 triệu dân, đặc biệt số dân Châu Á sống ở Mỹ rất đông, riêng cộng đồng người Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này với kim ngạch ngày càng lớn.
Hiệp định Thương Mại Việt – Mỹ giữa hai nước được ký kết, ta thấy, ta được hưởng quy chế tối huệ quốc, thuế nhập khẩu vào thị trường này giảm xuống tạo cơ hội cho lương thực – thực phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này với kim ngạch ngày càng lớn.
Khó khăn:
Có những rào cản về kỹ thuật được dựng lên, như đạo luật nông trại của Mỹ (Farm Bill), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng của Mỹ… cũng là những thách thức rất lớn cho hàng hoá Việt Nam vào các thị trường này.