CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 92 - 94)

Đề tài “Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLC S7-200” thực hiện trong luận văn này xuất phát từ yêu cầu thực tế và có cơ sở khoa học để thực hiện. Đề tài của luận văn đã xác định mục tiêu cụ thể nghiên cứu các nội dung khoa học, thực hiện thiết kế, chế tạo một sản phẩm thử nghiệm.

Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau: – Thiết kế được 04 thiết bị đo độ rọi

o Cho phép đặt ngưỡng độ rọi.

o Truyền thông được với thiết bị điều khiển hệ thống đèn rèm – Thiết kế được 01 thiết bị điều khiển có các chức năng

o Cho phép bật tắt đèn tức thời

o Điều khiển bật/tắt đèn và đóng mở rèm theo ý muốn

o Điều khiển đèn sáng/tắt sao cho đảm bảo độ rọi nằm trong khoảng 400 đến 500 lux (TCVN 7114;2002).

o Truyền thông được với máy tính và thiết bị đo.

Tuy nhiên, trong luận văn còn chưa thực hiện được một thuật toán điều khiển phù hợp sao cho độ rọi luôn bám theo đúng tiêu chuẩn TCVN. Ngoài ra, do còn hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu các nội dung khoa học liên quan, cũng như không có đủ điều kiện về trang thiết bị để thử nghiệm, đo kiểm và đánh giá các tham số kỹ thuật của các sản phẩm của đề tài một cách đầy đủ. Do vậy, một số kết quả đánh giá còn mang tính chủ quan, định tính và tương đối đơn giản.

Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:

Ở nước ta, trên thực tế, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Bởi vậy, từ việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu của đề tài luận văn cũng như các thiết kế kỹ thuật về sau, đều được thực hiện theo hướng gắn liền với một lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng cao nhất, đó là lĩnh vực điều khiển nhà thông minh.

Công nghệ điều khiển ánh sáng trong nhà thông minh ở nước ta chưa được áp dụng nhiều nên đề tài trước mắt phát triển theo hướng hoàn thiện sản phẩm để thử

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 84

nghiệm tại một số nơi nhằm đánh giá hoạt động của hệ thống và đưa ra những yêu cầu phát triển hơn nữa

Để có thể áp dụng vào thực tế, các sản phẩm cần hoàn thiện theo hướng:

– Hoàn thiện thiết kế, chế tạo vỏ bọc các thiết bị theo tiêu chuẩn TCVN7079/11 áp dụng với thiết bị điện làm việc trong nhà

– Tiếp tục thử nghiệm hệ thống tại môi trường lớp học, phòng làm việc, hiệu chỉnh thiết kế, tính năng và các tham số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Đánh giá các tác động của môi trường thực tế lên hoạt động của hệ thống và ngược lại.

– Phát triển phần mềm ứng dụng giám sát, điều khiển với giao diện PC để triển khai hệ thống theo thực tế.

– Mở rộng cấu hình, đáp ứng các quy mô ứng dụng khác nhau. – Liên hệ giới thiệu sản phẩm với người sử dụng.

Để có thể mở rộng thêm tính năng ưu việt hơn của đề tài, các sản phẩm có thể mở rộng theo hướng: thay đổi các kiểu đèn hiện tại để lắp đặt thêm mô đun mở rộng để có thể điều khiển đèn sáng/mờ dần theo độ rọi yêu cầu.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 85

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)