b) Phần mềm trên PC
4.2 Các thử nghiệm và đánh giá
Hệ thống đã được thử nghiệm với các trường hợp hoạt động và đã thu được các kết quả như thiết kế mong đợi. Một số kết quả được mô tả và minh họa như ở dưới đây.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 79
Hình 4.3: Sơ đồ mặt bằng hệ thống điện phòng học
• Kiểm tra trường hợp 1:
Trường hợp bên ngoài trời tối hoàn toàn, khi ấn nút ON (bật lên), nếu trước đó rèm đã đóng, thì rèm sẽ tự động kéo lên hết vì các cảm biến DK2, DK4, DK6, DK8 đang bị tác động, rèm bị kéo lên đến khi tác động vào cảm biến trên thì dừng lại, lúc này các đèn mới bật lên. Hình ảnh mô phỏng dưới đây (tín hiệu vào ra xem ở bảng 3.5). Các nút màu xanh thể hiện đang có tín hiệu tác động
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 80
Hình 4.4: Mô phỏng trạng thái khi ngoài trời tối và bắt đầu bật đèn
• Kiểm tra trường hợp 2:
Trường hợp bên ngoài trời sáng mạnh, khi ấn nút ON (bật lên), nếu trước đó rèm đã mở hết, thì đèn sẽ không sáng do các cảm biến đo độ rọi mức thấp DK2, DK4, DK6, DK8 không tác động, nhưng rèm sẽ tự động đóng xuống do có cảm biến đo độ rọi mức cao bị tác động (ví dụ: DK1và DK5 có tín hiệu), và rèm được kéo xuống đến khi không còn cảm biến mức cao nào tác động thì rèm sẽ tự động dừng lại. Hình ảnh mô phỏng dưới đây (tín hiệu vào ra xem ở bảng 3.5). Các nút màu xanh thể hiện đang có tín hiệu tác động:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 81
Hình 4.5: Mô phỏng trạng thái khi ngoài trời tối và bắt đầu bật đèn
• Kiểm tra trường hợp 3:
Trường hợp bên ngoài trời sáng vừa phải, khi ấn nút ON (bật lên). Nếu trước đó rèm đã đóng, do trong phòng độ rọi thấp hơn 400lux nên các cảm biến đo độ rọi mức thấp DK2, DK4, DK6, DK8 đang bị tác động sẽ làm cho động cơ kéo rèm lên, kéo hết lên mà vẫn không đủ độ sáng thì lúc này các đèn sẽ được bật như sau: mỗi một vị trí L cần 2 LRD (L: điện trở quang) để đo, một để đo ngưỡng thấp, một để đo ngưỡng cao. Do đó ở đây ta có 4L sẽ đặt đều ở 4 vị trí trong phòng, mỗi một vị trí điều khiển 2 bộ đèn (4 bóng) như bảng 3.5 và hình 4.6.
Như vậy mỗi vị trí sẽ có 2 bóng đèn sáng sen kẽ nhau như mô tả ở bảng 3.5 và hình 4.3, sau 5 giây sau (như thiết kế trong phần mềm) nếu độ rọi vượt ngưỡng 400lux thì sẽ không điều khiển các đèn còn lại sáng nữa.
Hình ảnh mô phỏng dưới đây (tín hiệu vào ra xem ở bảng 3.5). Các nút màu xanh thể hiện đang có tín hiệu tác động:
Hình 4.6: Mô phỏng trạng thái khi ngoài trời sáng vừa phải và bắt đầu bật đèn
• Kiểm tra trường hợp 4:
Trường hợp bên ngoài sáng, các đèn tắt hết thì nếu trường hợp rèm chưa mở ra mà độ rọi trong phòng nhỏ hơn 400lux thì rèm sẽ được ưu tiên mở và mở đến khi độ rọi trong phòng đạt 400lux thì sẽ dừng lại, nếu rèm kéo lên hết mà vừa đủ độ rọi thì rèm cũng được dừng lại ngay vì đồng thời cũng tác động vào luôn cảm biến trên.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 82
Hình ảnh mô phỏng dưới đây (tín hiệu vào ra xem ở bảng 3.5). Các nút màu xanh thể hiện đang có tín hiệu tác động
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 83