Rọi (độ chiếu sáng) E, lux (lx)

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 42 - 43)

Độ rọi là đại lượng đặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng, là mật độ quang thông Φ trên bề mặt có diện tích S, khi quang thông vuông góc với bề mặt chiếu sáng độ rọi được tính theo công thức:

E S

Φ =

Đơn vị độ rọi là lux, là mật độ quang thông của một nguồn sáng 1 lumen trên diện tích 1m2. Khi mặt được chiếu sáng không đều độ rọi được tính bằng trung bình đại số của độ rọi các điểm.

Khái niệm về độ rọi, ngoài nguồn còn liên quan đến vị trí bề mặt được chiếu sáng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 34

Hình 2.2: Bề mặt chiếu sáng vuông góc

Ta xét nguồn sáng điểm S, bức xạ tới một mặt nguyên tố dS ở cách S một khoảng D, một cường độ sáng l

Hình 2.3: Quan hệ độ rọi, cường độ sáng và khoảng cách

Góc θ là góc hợp bởi pháp tuyến nr của dS với phương của tia sáng. Góc khối dω chắn trên hình cầu bán kính D, một diện tích bằng dS.cosθ

2cos cos d I E dS D θ Φ = =

Biểu thức này ứng với các nguyên tố bề mặt, chứng tỏ bề mặt thay đổi với độ nghiêng tương đối của bề mặt theo tỷ lệ cosin và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách D. Bảng 2.3 cho trị số độ rọi thường gặp.

Bảng 2.3: Độ rọi trên một số bề mặt thường gặp

Địa điểm được chiếu sáng Độ rọi (lux)

Ngoài trời giữa trưa nắng 100.000 Ngoài trời giữa trưa đầy mây 10.000

Trăng tròn 0,25

Phòng làm việc 300-500

Lớp học 300-400

Đường phố về ban đêm 20-50

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 42 - 43)