500 750 Công việc đòi hỏi thị giác trung bình 500 750 1000 Công việc đòi hỏi thị giác cao

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 50 - 53)

500 750 1000 Công việc đòi hỏi thị giác cao 750 1000 150 Công việc đòi hỏi thị giác phức tạp 1000 1500 2000 Công việc đòi hỏi thị giác đặc biệt

>2000 Thực hiện công việc thị giác rất chính xác

Hiện tại, trong phòng học đã lắp sẵn hệ thống đèn huỳnh quang. Qua khảo sát sử dụng thiết bị đo độ rọi ánh sáng PCE-172 (nêu ở phần 3.2) thì cho kết quả:

– Nếu bật hết đèn đóng cửa sổ lại (che ánh sáng mặt trời) thì thiết bị đo PCE- 172 đo giữa phòng cho kết quả 450lux,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 42

– Nếu mở hết cửa, đèn tắt hết, trời không nắng PCE cho giá trị 350lux – Nếu mở hết cửa, đèn bật hết, trời nắng PCE cho giá trị 600lux

– Nếu mở hết cửa, đèn bật hết, trời không nắng PCE cho giá trị 500lux

Như thế thì ta cần phải điều khiển hệ thống chiếu sáng trong phòng học sao cho đảm bảo độ rọi trong phòng từ 400 đến 500 lux và đồng thời sử dụng tối đa lượng chiếu sáng tự nhiên. Như vậy cần có thiết bị đo độ rọi. Trong luận văn này ta sử dụng điện trở quang (được trình bày ở phần 3.2 thiết kế chi tiết), thiết bị điều khiển đèn và rèm dùng rơle điện từ, thiết bị khống chế hành trình của rèm dùng cảm biến cảm ứng từ và để truyền thông được với nhau ta sử dụng PLC S7-200 (được trình bày ở phần 3.2 thiết kế chi tiết).

Thêm nữa, đây là hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng nên các thiết bị có thể truyền thông được lên máy tính để cho người sử dụng có thể điều khiển giám sát được hệ thống chiếu sáng của mình chỉ từ màn hình máy tính. Để truyền thông lên máy tính ta ghép nối S7-200 với máy tính PC qua cổng truyền thông nối tiếp RS232/RS485 có 9 chân.

Hình 3.1: Cổng truyền thông RS485 Chân Giải thích 1 Đất 2 24 VDC 3 Truyền và nhận dữ liệu 4 Không sử dụng 5 Đất 6 5 VDC (điện trở trong 100Ω) 7 24 VDC (120Ma tối đa) 8 Truyền và nhận dữ liệu 9 Không sử dụng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 43

Hình 3.2: Truyền thông giữa PLC với máy tính Cáp truyền thông PC/PPI (RS232/RS485) :

Hình 3.3: Cáp truyền thông PC/PPI Đặt chế độ trên cáp :

Các đèn báo trên cáp:

Đèn Màu Mô tả

Tx Xanh lá Báo cổng RS232 truyền Rx Xanh lá Báo cổng RS232 nhận PPI Xanh lá Báo cổng RS485 truyền

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật ………. 44

(hình 3.4)

Hình 3.4: Sơ đồ cấu trúc điều khiển hệ thống đèn, rèm

Với sơ đồ cấu trúc này, sau khi các chương trình của PLC được viết trên máy tính (sử dụng phần mềm PLC S7-200 theo những đề xuất ở trên) và nạp xuống PLC thông qua đường truyền RS485 thì hệ thống sẽ hoạt động như sau: Thiết bị đo sẽ đo các thông số cần đo, các giá trị đo được sẽ truyền về ngõ vào bộ điều khiển trung tâm PLC . Tại bộ điều khiển trung tâm PLC các giá trị đo nhận được sẽ được bộ điều khiển này dùng để đi điều khiển ngõ ra của PLC đóng/mở các đèn và rèm, đồng thời các giá trị đo được này và các trạng thái của đèn và rèm sẽ được gửi về trạm điều khiển giám sát trung tâm (PLC). Trạm điều khiển giám sát sẽ nhận các số liệu đo và trạng thái của đèn rèm ra các lệnh điều khiển đèn và rèm tiếp theo.

3.1.2. Các tính năng đặt ra cho sản phẩm của đề tài

Từ hoạt động của hệ thồng điều khiển, ta đưa ra các tính năng của từng thiết bị trong hệ thống như sau:

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh độ sáng trong phòng sử dụng PLCS7 200 (Trang 50 - 53)