Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn intel (Trang 45 - 50)

I. KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

1. Nguồn nhân lực

a. Hỗ trợ nâng cao chất lượng trình độ chun mơn nguồn nhân lực

o Mở trường Đại học chuẩn quốc tế. Intel có thể thành lập trường đại học tư thục trực

thuộc Tập đòan Intel. Trường Đại học Intel đào tạo các lĩnh vực sau:

- Khối kỹ thuật, hiện tại đào tạo một số chun ngành:, Khoa học máy tính, Hệ thống thơng tin, Kỹ nghệ máy tính, Điện tử,…

- Khối kinh doanh: Quản trị kinh doanh

o Mở Trung tâm đào tạo kĩ sư tài năng quốc tế, xây Viện nghiên cứu và phát triển chipset,

Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, phát triển Trung tâm R&D

o Liên kết với các trường Đại học thuộc khối ngành Kĩ thuật, nâng cao trình độ học thức của giảng viên. VD: Tháng 8 năm 2010, Intel đã ký kết hợp tác với Quỹ Phát triển Hoa Kỳ

(USAID) và Đại học cơng bang Arizona xây dựng chương trình Đào tạo giảng viên ngành kỹ thuật (HEEAP) theo chuẩn ABET. Các đối tác trong chương trình tập trung vào việc phát triển và nâng cao chương trình giảng dạy theo hướng đa ngành và mang tính ứng dụng cao thơng qua áp dụng các phương pháp giảng dạy đổi mới.Cùng làm việc với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, các đại học đối tác, các cơng ty hàng đầu, các nội dung chính của chương trình nhằm vào việc hỗ trợ các giảng viên, giúp các giảng viên được lựa chọn tham gia chương trình truyền đạt đến sinh viên các kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm quan trọng cùng với các năng lực cần thiết để đảm bảo sự thành công của sinh viên trong ngành sản xuất công nghệ cao mới phát triển tại Việt Nam.

o Trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc. VD: kể từ năm 2009, Intel đã trao 52 học bổng cho những sinh viên ngành kỹ thuật của Việt Nam sang học tập tại Hoa Kỳ thơng qua chương trình Du Học của Intel. Ngoài ra, hơn 200 học bổng đã được trao cho những học sinh trong nước nhằm phát triển khả năng tiếng Anh và các kỹ năng mềm. Công ty cũng đưa ra những cơ hội thực tập trong mùa hè cho hơn 40 sinh viên mỗi năm. Những kế hoạch đầu tư này được đưa ra nhằm giúp phát triển những sinh viên Việt Nam trước khi họ làm việc với Intel.

o Tiếp tục cho sinh viên đi tham gia đào tạo nước ngồi. Đã có hơn 150 nhân viên của Intel

Việt Nam, bao gồm các kĩ sư và kĩ thuật viên đã được cử đi tham gia đào tạo ở nước ngoài tại Penang và Kulim, Malaysia; Thành Đô, Trung Quốc và Mỹ.

o Tài trợ cho các cuộc thi, chương trình.

“Mỗi giáo viên - Một máy tính” là hoạt động trong khn khổ chương trình Máy tính học

đường được ký kết giữa VNPT, Intel và Bộ Giáo dục - Đào tạo hồi đầu năm 2009 với khoảng 1 triệu máy tính có giá bán và giá cước Internet ưu đãi cho các đối tượng thuộc ngành Giáo dục trong 2 năm 2009, 2010. Sáng kiến này đã được triển khai ở 14 tỉnh, thành trong năm ngoái, được triển khai tiếp ở 25 tỉnh, thành khác trong năm 2010 này mà khởi đầu là ở Tp.HCM.

Hội thi Intel ISEF cấp quốc gia: Cuộc thi là sân chơi trí tuệ cho HS khối cấp 2, cấp 3 nhằm phát triển tư duy khoa học và vận dụng kiến thức vào việc làm ra sản phẩm phục vụ cuộc sống.

o Xây dựng nhiều nhà thí nghiệm

VD: Intel tài trợ xây phịng thí nghiệm tại RMIT.

Tập đồn Intel (Mỹ) đồng ý tài trợ xây phịng thí nghiệm phục vụ cho sinh viên trường đại học quốc tế RMIT Việt Nam theo học chương trình thạc sĩ kỹ thuật khai giảng trong năm nay.

Thông tin từ Đại học RMIT Việt Nam cho biết, theo thỏa thuận giữa Intel và RMIT Việt Nam, công ty này sẽ tài trợ khoảng 210.000 đô la Mỹ (khoảng 4 tỷ đồng) để xây dựng phịng thí nghiệm hiện đại cho chương trình thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành điện tử và máy tính tại cơ sở Nam Sài Gịn của trường.

Phịng thí nghiệm này bao gồm 30 máy tính, một hệ thống hội nghị truyền hình được kết nối với phịng thí nghiệm kỹ thuật của trường RMIT Melbourne tại Úc cùng với các thiết bị kiểm định, đo lường và phát triển vi mạch giúp sinh viên nâng cao năng lực thực hành kỹ thuật.

Giáo sư Merilyn Liddell, Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, cho biết sự đóng góp của Intel sẽ mang lại cho sinh viên kỹ thuật cơ hội lấy bằng thạc sĩ chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. “Phịng thí nghiệm do Intel tài trợ sẽ giúp nâng cao kinh nghiệm thực hành của sinh viên cũng như tạo cơ hội tương tác thường xuyên với các giảng viên và sinh viên tại đại học RMIT Melbourne tại Úc”, bà nói.

Thỏa thuận trên là việc mở rộng cam kết trước đó của Intel tài trợ 20 suất học bổng tồn phần trong năm 2010 cho chương trình thạc sĩ kỹ thuật tại RMIT Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên của chương trình này có cơ hội nhận học bổng của RMIT Việt Nam và chính phủ Úc.

Những sinh viên nhận học bổng Intel của chương trình này sẽ theo học tại RMIT tại Nam Sài Gòn từ tháng 10-2010 và sẽ tốt nghiệp vào năm 2013. Những kỹ sư này sẽ được nhận làm việc tại nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel tại TPHCM.

b. Nâng cao tác phong làm việc của nhân viên

Intel và các nguồn lao động tại Việt Nam có nhiều sự khác biệt về văn hóa được thể hiện qua các giá trị sau:

o Khác biệt trong cảm nhận các giá trị

Đối với người Việt Nam, việc giữ thể diện đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống, cơng việc. Bất cứ hành động hay lời nói được coi là làm mất thể diện của một người Việt Nam có thể gây ra một phản ứng rất mạnh, dẫn tới đổ vỡ các mối quan hệ không thể hàn gắn được.

Thách thức đối với Intel: việc giải quyết vướng mắc thông qua phê bình, tranh luận là

rất bình thường và hiệu quả ở Intel quốc tế nhưng có thể khơng thành cơng ở Việt Nam. Nhân viên người Việt khi bị chỉ trích quá thẳng thắn hoặc trước sự chứng kiến của những người khác dù với mục tiêu tốt đẹp mang tính xây dựng vẫn có thể coi đó là một sự xúc phạm đến nhân cách cá nhân, làm tổn hại đến hình ảnh của mình. Điều đó tạo ra sự khơng hài lịng thậm chí chống đối ngấm ngầm của nhân viên đối với ban quản lý.

Giải pháp: Các nhân viên quản lý người nước ngoài của Intel đến làm việc tại Việt Nam

phải được lưu ý về điểm này trong ứng xử. Những nhân viên có nguồn gốc châu Á của Intel có thể giải quyết vấn đề này tốt hơn nhờ sự tương đồng về văn hoá. Phải mất nhiều thời gian để đội ngũ nhân viên Việt Nam có thể quen với khơng khí tranh luận khi giải quyết cơng việc đã trở thành một nét văn hoá của Intel. Do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, người lao động nhất là ở cấp quản lý thường quan tâm nhiều đến các khoản thu nhập khơng chính thức ngồi lương, thưởng... mà các cơng ty hay nhà nước chi trả chính thức cho cơng việc. Các khoản thu nhập này có thể do người đó dùng các kiến thức, kỹ năng tích luỹ được tranh thủ thời gian làm thêm các cơng việc khác ngồi việc làm chính thức hay chỉ đơn giản nhờ vào vị trí của mình trong cơng ty hoặc bộ máy nhà nước. Tình trạng này diễn ra phổ biến có thể thấy qua chỉ số về tham nhũng và có thể gặp ngay cả ở các cơng ty nước ngồi sử dụng người Việt Nam ở các vị trí dễ lợi dụng như quản lý nhân sự, quản lý mua hàng, kênh phân phối…

Thách thức đối với Intel: Lương cao, thưởng đúng mức, cơ hội thăng tiến… đôi khi

không đủ hấp dẫn những người giỏi nhất. Sự rời bỏ của các nhân viên cấp cao sau khi đã học hỏi được những kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý hay các mối quan hệ làm ăn có được trong q trình làm việc cho Intel có thể gây xáo trộn đáng kể hoạt động của công ty.

Giải pháp: Truyền cho đội ngũ nhân viên tinh thần tự hào khi làm việc và đóng góp vào

thành cơng chung của Intel. Đồng thời, các hành vi trục lợi từ công việc phải được kiểm soát chặt chẽ và xử lý kịp thời. Ln có giải pháp dự phịng nhân sự ở bất cứ vị trí nào.

Người Việt Nam thường làm việc dễ dàng, hiệu quả với các mối quan hệ sẵn có của mình như họ hàng, bạn bè hoặc đồng nghiệp, đối tác lâu năm. Việc xây dựng một mối quan hệ đôi khi mất khá nhiều thời gian, công sức. Các mối quan hệ dù trong cơng việc cũng mang tính thứ bậc như trong một gia đình hay cộng đồng trong đó tuổi tác, kinh nghiệm được coi trọng hơn khả năng cá nhân.

Thách thức đối với Intel: làm việc nhóm hiệu quả là một thách thức đối với các nhân

viên Việt Nam khi các thành viên trong nhóm chưa có sự hiểu biết, tin tưởng, tơn trọng lẫn nhau. Ngược lại, khi các thành viên đã trở nên gắn kết thì lại xảy ra hiện tượng bè phái, cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các nhóm đồng thời các thành viên trong 1 nhóm có thể dễ dàng bỏ qua hoặc che dấu các sai phạm của các thành viên. Tính thứ bậc trong quan hệ có thể gây những khó khăn khơng thể lường trước được đối với 1 người trẻ tuổi được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo những người có tuổi tác, thâm niên công tác cao hơn.

Giải pháp: linh hoạt trong tổ chức làm việc nhóm. Thành viên của các nhóm phải được

luân chuyển thường xuyên, hợp lý. Tạo điều kiện phát triển mối gắn kết các nhân viên bên ngồi cơng việc thơng qua các hoạt động thể thao, giải trí…Các khó khăn trong bổ nhiệm nhân sự có thể giải quyết nhờ việc thiết kế hệ thống đánh giá thành quả lao động của nhân viên một cách chi tiết, công bằng, minh bạch và được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với tình hình thực tế. Người Việt Nam khơng sẵn sàng nói ra trực tiếp suy nghĩ của mình. Họ ln nói yes nhưng khơng có nghĩa là đã hiểu và đồng ý với mọi vấn đề. Các ý kiến phản hồi thường được phát biểu khơng chính thức bên ngồi các cuộc họp hay thảo luận. Điều này xuất phát từ bản tính ưa thích sự kín đáo, tế nhị của người Việt Nam và một phần từ những hạn chế của hệ thống giáo dục đương thời.

Thách thức đối với Intel: Nhà quản lý cấp cao của Intel có thể mất nhiều cơng sức để

nắm chắc được những gì đang xảy ra trong công ty do kênh phải hồi trực tiếp từ nhân viên dưới quyền kém hiệu quả.

Giải pháp: khuyến khích lịng tự tin của nhân viên. Những nhà quản lý nước ngoài mong

muốn thành công nên tăng cường sự chủ động của mình trong tiếp xúc với nhân viên Việt Nam, ít nhất là trong thời gian khởi sự doanh nghiệp, xây dựng bộ máy tổ chức. Luôn làm rõ những vấn đề cịn chưa rõ ràng dù có tốn thêm thời gian khi thảo luận, phân công công việc.

o Khác biệt trong thái độ đối với rủi ro, tinh thần sáng tạo

Tinh thần sáng tạo, đổi mới hiếm khi được khuyến khích trong văn hố Việt Nam trừ trường hợp xảy ra các hoàn cảnh ngặt nghèo như chiến tranh, thiên tai. Trong điều kiện lao động, sản xuất, kinh doanh bình thường các ý tưởng hay hành vi không tiến hành theo cách thức thơng

thường khó được chấp nhận, ủng hộ. Các thử nghiệm thất bại thường phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề, và thất bại được quy cho năng lực yếu kém của người thực hiện.

Thách thức đối với Intel: sáng tạo luôn là động lực chính trong sự phát triển của các

cơng ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel. Tiềm năng về sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên Việt Nam có lẽ là rất lớn. Nhưng để khai thác tiềm năng này phục vụ lợi ích của cơng ty và chính bản thân những người có sáng kiến, địi hỏi một nỗ lực trong việc thay đổi cách tư duy, phương pháp làm việc, mức độ chấp nhận rủi ro đã định hình ở mỗi lao động Việt Nam trước khi trở thành người của Intel.

Giải pháp: ngồi các biện pháp khuyến khích vẫn thường được sử dụng ở Intel, việc nêu

các tấm gương điển hình về tinh thần sáng tạo ngay trong bản thân công ty nên được tiến hành thường xun. Các ví dụ trực quan, gần gũi có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của những người xung quanh. Cần chú ý nhiều hơn đến đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm cơng tác vì đây là nhóm có tinh thần mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận thất bại, ham muốn khẳng định mình cao nhất và rất dồi dào ý tưởng.

c. Kiến nghị chính sách xã hội đối với người lao động

- Chú trọng đến các vấn đề an tồn lao động thơng qua các chương trình nâng cao nhận thức về an tồn lao động.

- Bảo vệ nhân viên tránh khỏi các rủi ro pháp lý có thể xảy ra thơng qua những ngun tắc kinh doanh: yêu cầu nhân viên tuân thủ luật pháp và nghiêm cấm các nhân viên có hành vi hối lộ, thâm nhũng, chiếm dụng của cơng, …

- Có các chính sách lương thưởng cạnh tranh.

- Trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động cho người lao động. - Thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Phát huy vai trò của cơng đồn trong việc quan tâm, chia sẻ đến đời sống của người lao động.

- Thực hiện các chính sách hổ trợ người lao động như: mua nhà giá rẻ, cấp tặng nhà … - Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các nhân viên trong công ty, các buổi dã ngoại, tham

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn intel (Trang 45 - 50)