Nhà cung ứng nội địa

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn intel (Trang 54)

I. KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

3. Nhà cung ứng nội địa

a. Thực trạng

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (SHTP) phối hợp với Công ty TNHH Intel Việt Nam (Intel) đã tổ chức hội nghị tìm nhà cung ứng nội địa. Đây là một phần của chương trình hợp tác giữa SHTP và Intel về phát triển chuỗi cung ứng nội địa cho Intel, phát triển công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao của SHTP.

“Trong số 55 doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ cho Nhà máy Intel Việt Nam (đóng tại Khu cơng nghệ cao TPHCM) có rất ít đối tác là doanh nghiệp Việt Nam”, bà Nguyễn Hoài Hương, Giám đốc thu mua nguyên vật liệu Nhà máy Intel Việt Nam cho biết như vậy tại hội nghị.

Qua hội nghị này, phía Intel cũng mong muốn được nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ cho Nhà máy Intel Việt Nam, qua đó Intel Việt Nam cũng đưa ra 7 yêu cầu với nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ cho nhà máy với những tiêu chí rõ ràng và địi hỏi khắt khe:

- Chất lượng nguyên liệu.

- Sản phẩm phụ trợ phải qua hệ thống kiểm soát chất lượng và đáp ứng những chỉ số chất lượng mà Intel đề ra;

- Doanh nghiệp cung cấp phải thể hiện tính sẵn có, tức đảm bảo cung ứng liên tục nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ… bất kể những lý do khách quan.

Trong khi đó, theo ơng Võ Anh Tuấn, Phó ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, nhu cầu về sản phẩm linh kiện, phụ kiện để nội địa hóa sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghệ cao rất nhiều, nhưng phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu nhập khẩu vì doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng. Chính vì thế SHTP đề ra kỳ vọng, đây cơ hội để doanh nghiệp trong nước định vị được các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ mà Intel cũng như các nhà đầu tư khác đang địi hỏi để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ cao. Tuy nhiên, chủ đề chính của hội nghị nói trên là tìm nhà cung ứng sản phẩm nội địa và dịch vụ hỗ trợ cho ngành cơng nghiệp bán dẫn nên phần nào đó cũng giới hạn doanh nghiệp Việt tham gia.

Có lẽ hướng đi phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại SHTP lấy Intel làm lõi nên trước đây SHTP đã ký bản ghi nhớ với Intel Việt Nam nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ công nghệ cao. Theo bản ghi nhớ, Intel cam kết sẽ giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước… Ngoài ra, Intel Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ SHTP thành lập một trung tâm kiểm định tại TPHCM trong vòng 3 năm tới để đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp có tiềm năng, trở thành nhà cung ứng cho Intel. Được biết trong giai đoạn 2 phát triển Khu Công nghệ cao, thành phố đã dành khoảng 14,5ha để mời gọi các doanh nghiệp là nhà cung ứng linh kiện, phụ kiện sản phẩm công nghệ cao vào đây sản xuất.

Đến nay, SHTP đã thu hút được 52 dự án đầu tư, với tổng số vốn đầu tư cam kết gần 2 tỷ USD, trong đó có 25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, tuyển dụng hơn 11.000 lao động và tạo ra doanh thu xuất khẩu gần 1,2 tỷ USD (tính đến tháng 4-2011).

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thu, Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư và Quan hệ quốc tế của Khu Công nghệ cao TPHCM, lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơng nghiệp phụ trợ là ngồi việc được tiếp cận với khách hàng là nhà sản xuất các sản phẩm cơng nghệ cao tại chỗ, cịn có một lợi thế khác là giá đất cho thuê tại SHTP thấp hơn so với đất thuê ở các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như bên ngoài tại TPHCM. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất trong khu cơng nghệ cao có thể tiếp cận được nguồn vốn phát triển cơng nghệ của thành phố.

b. Kiến nghị

Song song với việc quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tại chỗ, Intel phối hợp SHTP tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong khu tìm kiếm các nhà cung ứng trong và ngồi nước để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm tại Việt Nam.

SHTP sẽ tập trung thu hút doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đào tạo và ươm tạo khoa học công nghệ.

III. Nhà phân phối nội địa

a. Thực trạng

Tính đến ngày 15/05/2006, Intel đã có 3 nhà phân phối chính thức các sản phẩm CNTT Intel cho khu vực Đông Dương:

- Công ty Viết Sơn - G.C.C.

- Công ty cổ phần Công Nghệ Én Sa Yến Sa (esys Technologies JSC)

Theo ông Thiều Phương Nam, giám đốc kinh doanh Intel, tiêu chí Intel chọn nhà phân phối chính thức là đối tác phải đủ năng lực đại diện cho Intel làm việc với khách hàng, đảm bảo

quyền lợi cho các đại lý và người tiêu dùng: Phải có hệ thống phân phối, dự trữ trên toàn quốc, kinh nghiệm và khả năng hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm của Intel và có tiềm lực tài chính mạnh.

Với 3 chi nhánh tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, từ tháng 6/2005 công ty Esys Technologies JSC phân phối các sản phẩm CNTT cho khoảng 600 đại lý là các cơng ty sản xuất, lắp ráp máy tính trên tồn quốc. Ngồi ra, esys Technologies JSC cịn là đối tác của tập đoàn ESYS, nhà phân phối toàn cầu về linh kiện, thiết bị CNTT tại 85 nước, chiếm 20 - 25% thị phần toàn cầu về phân phối ổ đĩa cứng (25 triệu ổ đĩa/2005, doanh thu năm 2005 đạt 2 tỉ USD). Trong năm 2006 và 2007, esys Technologies JSC sẽ mở rộng hệ thống phân phối lên 1000 đại lý và các chi nhánh tại miền Trung, miền Tây, Tây Nguyên... Ông Phạm Trung Kiên, tổng giám đốc công ty cho biết: "Việc hợp tác giữa esys Technologies JSC và tập đoàn ESYS sẽ khai thác lợi thế của hai bên, làm cầu nối cho các đại lý tiếp cận với sản phẩm và công nghệ của nhà sản xuất gốc. Đồng thời, qua hệ thống phân phối toàn cầu của ESYS, esys Technologies JSC sẽ đưa sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam ra thị trường thế giới".

b. Kiến nghị

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các nhà phân phối của Intel, nhằm đẩy mạnh sản phẩm đến khách hàng

- Hợp tác, đầu tư thêm các nhà phân phối khác để hệ thống phân phối rộng khắp, bao phủ toàn quốc gia.

II. KHAI THÁC NHỮNG CƠ HỘI

1. Nguyên liệu sản xuất chip

Thực trạng tài nguyên cát của Việt Nam

Đối với Việt Nam, các nguồn tài nguyên để sản xuất ra silic rất dồi dào và đây là nguyên liệu rất quan trọng để sản xuất chip. Intel chế tạo chip theo từng mẻ trên các tấm wafer được làm từ silic tinh khiết - thành phần chính trong cát ở bờ biển. Hãng này dùng silic bởi vì nó là chất bán dẫn tự nhiên dễ bị oxy hóa. Khơng giống chất cách điện như thủy tinh (ln ngăn dịng điện đi qua) hay chất dẫn điện như đồng (ln cho phép dịng điện đi qua), có thể biến silic thành chất dẫn điện hoặc cách điện.

Các chuyên gia xác nhận rằng tại Việt Nam cát trắng; cao lanh; sa khoáng titan... là những nguồn nguyên liệu cho các ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu mới, có rất nhiều tại khơng ít các địa phương trong cả nước có trữ lượng ít là hàng trăm triệu m3, chất lượng được đánh giá vào loại hàng đầu thế giới, với hàm lượng silicat 97-99%.

Các mỏ cát trắng phân bố khá phong phú trên 9 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ(thanh hóa đến bình thuận, đặc biệt là quảng Bình...). Tài nguyên cát trắng ở ven biển Việt Nam rất lớn, song mức độ điều tra, khai thác và sử dụng còn hạn chế. Việc khai thác, chế biến mới chỉ ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có của các mỏ cát trắng. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn. Cát có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi.

Kiến nghị

Intel có thể phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương có tài nguyên cát, xây dựng hệ thống nhà máy khai khác, tách lọc cát đủ chuẩn để sản xuất chip. Việc làm này vừa mang lại lợi ích cho nước nhà trong việc xuất khẩu cát, hạn chế nạn trộm cát cũng như mang lại nguồn nguyên liệu lâu dài cho Intel.

2. Chính sách hỗ trợ của Chính PhủThực trạng Thực trạng

Intel là một tập đoàn lớn và nổi tiếng toàn cầu. Với việc Intel đầu tư vào Việt Nam, đây là một cơ hội tốt để Việt Nam phát triển nền CNTT của mình. Do đó, Chính phủ đã hỗ trợ Intel nhiều trong việc phát triển tại thị trường Việt Nam.

nghênh tập đoàn Intel đã chon Việt Nam để làm nơi đầu tư. Chính phủ Việt Nam tin tưởng chắc chắn dự án sẽ thành công bởi những lý do sau: Việt Nam thành công trong công cuộc đổi mới. Kinh tế tăng trưởng cai từ 7,5 -8% liên tục và sẽ tăng trưởng cao trong những năm tới. Việt Nam có nền chính trị, xã hội ổn định và sẽ tiếp tục vững chắc hơn…Dân số lại trẻ, cần cù, sáng tạo, có học vấn. Đây cũng là thị trường lớn để đầu tư, làm ăn. Nhà nước và nhân dân Việt Nam và nhân dân Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cơ cấu nền kinh tế Việt Nam…” – thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay.

- Việc trao giấy phép cho Intel và tổ chức chiêu đãi ngay tại trụ sở UBND TP.HCM trong bầu khơng khí ấm cúng và trang trọng là một sự kiện khá đặc biệt. Có thể coi đây là một thông điệp đầy ý nghĩa của TP.HCM với các nhà đầu tư nước ngồi.

- Khu cơng nghệ cao TP.HCM đã sẵn sang mặt bằng cho Intel theo đúng tiến độ. Điện, nước, giao thông là những khâu cuối cùng cũng hồn tất nhanh chóng trước khi nhà máy khởi cơng.

Kiến nghị:

- Hỗ trợ Chính Phủ trong vấn đề đổi mới giáo dục

- Đẩy mạnh chương trình ITP: Năm 2004, ITP (Intel Teach Program) đã được triển khai thí điểm thành cơng ở các trường phổ thơng của Việt Nam. Sau khi thí điểm thành cơng, Ministry of Education and Training of Vietnam (MOET) và Intel Semiconductor Company Ltd., Hanoi Representative Office (Intel) kí Bản thoả thuận (Agreement) triển khai chính thức ITP trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. Năm nay là năm kết thúc giai đoạn 3 năm hợp tác triển khai chính thức ITP. Chương trình đánh giá này nhằm mục đích tổng kết 4 năm triển khai ITP vừa qua. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở giúp Intel và MOET triển khai hiệu quả hơn ITP tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Kể từ năm 2006, hơn 87,000 giáo viên đã được đào tạo thông qua Chương trình Intel® Teach tại 19 tỉnh và thành phố.

- Hỗ trợ Chính phủ đầu tư phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông

3. Tiềm năng thị trường Châu Á

- Đẩy mạnh sản xuất để đảm báo số lượng chip đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện nay - Đầu tư trang thiết bị, công nghệ để đạt sản lượng cao hơn

- Cải tiến tính năng, chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn cho chip (intel core i3, i5, i7) - Intel là tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, không ngừng phát triển

KẾT LUẬN

Intel là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới. Nó có cơ cấu, tổ chức và chiến lược phát triển hết sức chun nghiệp. Qua phân tích tình huống về tập đồn này, nhóm đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích và hai bài học quan trọng và lớn nhất mà nhóm đã rút ra được đó là:

Thứ nhất, học cách vận dụng những kiến thức của mơn Quản trị chiến lược vào thực tiễn phân tích tình huống kinh doanh của tập đồn Intel, rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. Đồng thời việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn phân tích tình huống đã góp phần kiểm tra, cũng như củng cố và nâng cao thêm kiến thức đã được học ở trường.

Thứ hai, từ việc phân tích chiến lược Intel cho thấy một chiến lược kinh doanh có vai trị hết sức quan trọng đối với một doanh nhiệp. Doanh nghiệp thành cơng hay thất bại thì yếu tố tiên quyết đầu tiên là doanh nghiệp đó có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, hiệu quả hay không? Chiến lược tốt sẽ vạch ra hướng đi tốt cho doanh nghiệp. Chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại được trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt và vẽ ra hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Bài học thứ hai này còn cho chúng ta thấy, việc học môn Quản trị chiến lược là hết sức cần thiết. Kiến thức nó mang lại sẽ trang bị tốt cho những bạn sinh viên kinh tế với ước mơ có những cơng việc tốt trong ngành cũng như có một doanh nghiệp của riêng cá nhân mình.

Trong q trình thực hiện phân tích chiến lược của Intel, nhóm tự nhận thấy cịn một số hạn hẹp trong việc thu thập thông tin, tài liệu nói về chiến lược của Intel, cũng như việc chưa

nắm rõ về lý thuyết để áp dung thực tế phân tích nên bài tiểu luận cịn nhiều điểm chưa chính xác, sai lệch.

Kính mong thầy xem xét và góp ý! Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Kinh chúc thầy dồi dào sức khỏe và hạnh phúc ! Trân trọng,

Nhóm thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Slide bài giảng Quản trị chiến lược của thầy TS.Nguyễn Văn Sơn

 Tài liệu “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel”: www.kilobooks.com  Phân tích SWOT của tập đồn Intel: mba-lectures.com/marketing/swot-

analysis-marketing/1116/swot-analysis-of-intel-corporation.html

 Trang web bảo tàng của Intel: www.intel.com/content/www/us/en/company-

overview/intel-museum.html

 Trang web Intel Việt Nam: www.intel.com/vn

 Mạng thông tin khoa học và công nghệ việt nam: vst.vista.gov.vn  www.trefis.com

 www.bloomberg.com

 Thế giới vi tính: www.pcworld.com.vn  Trang tin Kinh tế: www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn intel (Trang 54)