STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc
1 Bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới
phương pháp ra đề, hình thức KT-ĐG 18 5 0 2,78 2 2 Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy
chế KT-ĐG học viên theo tinh thần đổi mới
19 4 0 2,83 1
3 Thanh tra, kiểm tra việc chấm, trả bài
cho học viên đúng quy chế 17 6 0 2,74 3
4 Chỉ đạo hướng dẫn học viên tham gia
vào quá trình đánh giá kết quả học tập. 6 9 8 1,91 6 5 Quản lý chặt chẽ điểm, số điểm và học
bạ của học viên. 17 5 1 2,70 4
6 Thu thập thông tin qua kiểm tra đánh
giá để điều chỉnh hoạt động dạy học. 7 10 6 2,04 5 7 Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới
kiểm tra, đánh giá trong xếp loại giáo viên.
5 9 9 1,83 7
Việc đổi mới PPDH chương trình THPT ln gắn liền với đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HV. Trung tâm luôn xác định đánh giá là một cách để điều chỉnh, uốn nắn và định hướng đúng cho việc DH, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung và phương pháp. Trên cơ sở đó BGĐ, Tổ trưởng chun mơn chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc KT-ĐG theo quy định trong kế hoạch DH của môn học(xếp
thứ bậc 1). Chú trọng khâu bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới phương pháp ra đề, hình thức KT-ĐG(xếp thứ bậc 2), xếp loại học lực, hạnh kiểm của HV một cách chính xác, tồn diện và đúng quy chế.
Việc thanh tra, kiểm tra việc chấm, trả bài cho học viên đúng quy chế của BGĐ được thực hiện tốt(xếp thứ 3).Qua kiểm tra các giáo viên đã thực hiện cơ số điểm, thời gian kiểm tra đúng quy định. Tuy nhiên còn bộc lộ hạn chế cần khắc phục: đó là việc nhận xét, chữa lỗi của học viên hầu như chỉ thực hiện khi trả bài trên lớp, không nhận xét ưu, khuyết điểm và chữa lỗi ngay vào bài kiểm tra cho từng học viên. Có một số giáo viên có lời phê nhưng đó là những lời phê “vô hồn” như tốt, khá, … Cái cần cho học viên là những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để học viên không phạm lại sai lầm, cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra sau.
Việc ra đề thi, kiểm tra cũng bộc lộ một số tồn tại do nhận thức chưa thật đầy đủ các chức năng của KT-ĐG theo tinh thần đổi mới nên việc KT-ĐG vẫn cịn mang tính hình thức, thường tập trung vào việc đánh giá kỹ năng hiểu, ghi nhớ máy móc của học viên, lập ma trận đề kiểm tra còn lúng túng. Cịn ít chú ý đến việc phát hiện các thiếu sót của học viên trong việc nắm kiến thức và kỹ năng để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, cũng như hướng dẫn học viên học tập hiệu quả hơn.
Công tác chỉ đạo hướng dẫn HV tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập nhằm thu thập thông tin để điều chỉnh HĐ DH. Song, công việc này diễn ra chưa thực sự hiệu quả, hơn nữa nhiều giáo viên cũng quan niệm việc đánh giá HV là việc làm của duy nhất người thầy (Xếp thứ 6).
Có thể thấy rằng, việc đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của học viên đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc của đội ngũ GV, cũng như ý thức trách nhiệm trong DH nhằm đảm bảo sự cơng bằng, chính xác, tránh những tiêu cực trong KT-ĐG và bệnh thành tích trong GD.
+ Thực trạng cơng tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.
Trung tâm GDTX B Ý Yên từ khi được thành lập (năm 1982) đến năm 2008 trực thuộc phòng GD&ĐT Ý Yên. Trong hồn cảnh đất nước cịn khó khăn và theo quy định tài chính giao cho cấp huyện, CSVC, TBDH của trung tâm chưa được đầu
tư nhiều. Tình trạng học 2 ca vẫn cịn. Nhưng từ năm 2009 đến nay, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định, tất cả các TT cấp huyện đều giao cho Sở GD&ĐT quản lý. Điều đó phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT đồng thời chính quyền tỉnh Nam Định đã nhìn nhận đúng vai trị của trung tâm GDTX nên việc đầu tư cho TT đã được đưa vào danh mục đầu tư của tỉnh. CSVC được tăng cường, TBDH đã được đầu tư gần như một trường phổ thông trung học giúp cho việc DH đạt đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp phát triển GD.