Năm Môn 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 SL B.quân số tiết/tuần/GV SL B.quân số tiết/tuần/GV SL B.quân số tiết/tuần/GV SL B.quân số tiết/tuần/GV Toán 5 9,3 5 9,3 6 8,3 6 12,6 Lý 2 11,8 2 11,8 2 14 4 8,1 Hóa 2 11,8 2 11,8 2 14 2 16,3 Tin 3 5,5 3 5,5 3 6,7 3 7,8 Sinh 2 6,8 2 6,75 2 8 2 9,3 Công nghệ * Văn 5 8,4 6 7 6 8,3 6 9,8 Sử 2 7,5 2 7,5 2 9 2 10,5 Địa 3 5 3 7,5 4 4,5 4 5,3 T.Anh 3 10 4 7,5 4 9 4 10,5 GDCD 3 3,3 3 3,3 3 4 3 4,7 T.dục 2 10 2 10 2 12 2 14 GDQP *
(Nguồn: Báo cáo thống kê hằng năm của trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh) Ghi chú: (*) Mơn học chưa có giáo viên chuyên trách, nha trường bố trí giáo viên mơn khác dạy.
Theo bảng trên thì hầu hết GV chưa dạy đủ số tiết theo quy định (kể cả kiêm nhiệm). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có giáo viên dạy vượt giờ theo định mức (có GV dạy 21 tiết, vượt 6 tiết, soạn 6 giáo án/tuần) vì những lý do sau:
Thứ nhất, do thiếu GV môn Công nghệ và GDQP nên Nhà trường phải điều động GV của các môn khác sang dạy hai môn này. Thứ hai, tỷ lệ GV nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao (năm 2010-2011 có 6 GV nghỉ chế độ thai sản, cá biệt có đợt có tới 4 GV cùng xin nghỉ). Thứ ba, trong 3 năm gần đây, Sở GD&ĐT có chủ trương điều động GV có trình độ chun môn vững ở các trường thuộc vùng thuận lợi đi hỗ trợ các trường ở vùng khó khăn, thời gian mỗi đợt là một học kỳ. Thứ tư, do một số GV đi học nâng cao trình độ, nghỉ
chế độ nên Trường phải bố trí người khác dạy thay. Thực tế trên gây xáo trộn đáng kể tới việc thực hiện KH chuyên môn của Nhà trường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của GV.
Về độ tuổi và số năm cơng tác của GV có sự chênh lệch đáng kể.
Bảng 2.4. Cơ cấu độ tuổi giáo viên (năm học 2010-2011)
21-25 26-30 31-35 36-40 41-45 46-50 Trên 50 SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ
11 29% 7 18% 1 3% 5 13% 3 8% 8 21% 3 8%
(Nguồn: Báo cáo thống kê đầu năm 2010-2011 của Trường)
Về chất lượng đội ngũ: 100% GV đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 04 GV trình độ sau đại học và thạc sỹ chuyên ngành Ngoại ngữ, Văn học và Địa lý, 02 GV đang theo học thạc sĩ các chuyên ngành Toán, QLGD. Năm học 2010-2011, Trường có 13 GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm, trong đó có 03 GV dạy năm đầu tiên, 3 GV dạy năm thứ hai; 7 GV có thâm niên cơng tác trên 26 năm, số cịn lại có thâm niên giảng dạy từ 6 đến 20 năm.
Trường có 13 GV có trình độ chuyên môn giỏi đã được công nhận tại Hội giảng cấp tỉnh và qua các kỳ ôn luyện HS giỏi (chiếm 31,57%), tập trung ở độ tuổi từ 35 đến 45, trong đó 7 GV cốt cán cấp tỉnh. Bên cạnh đó, số GV trẻ mới ra trường, ít kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chun mơn cịn hạn chế, chưa quen với đặc điểm, đặc thù của trường nội trú nên phương pháp giảng dạy chưa phù hợp còn chiếm tỷ lệ cao (29%). Năm học 2009-2010, Sở GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức KT nhận thức GV (bao gồm KT kiến thức chuyên môn và nhận thức về đổi mới giáo dục), kết quả có 2 GV xếp loại Giỏi, 30 GV xếp loại khá, 4 GV xếp trung bình (đều là GV mới ra trường). Điểm mạnh của nhóm GV trẻ là sử dụng tốt các phương tiện DH hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu Nhà trường có những biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề thì đây sẽ là lực lượng GV có
nhiều triển vọng trong những năm tới. Một số GV trên 45 tuổi ngại đổi mới, ngại học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới. Khả năng sử dụng các phương tiện DH hiện đại của nhóm này yếu, thậm chí có GV chưa biết sử dụng máy tính và khai thác thông tin từ mạng Internet (số này có 10 người, chiếm 26%). Đây là một trở ngại lớn trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng DH.
Về tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ GV: Đa số GV, nhất là những GV đã gắn bó với trường lâu năm có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với trường, tận tụy với cơng việc, có nhiều ý tưởng sáng tạo. Trên thực tế, nhiều GV tự giác làm thêm giờ, thậm chí cả ngày nghỉ, buổi tối nhưng khơng địi hỏi chế độ bồi dưỡng. Bên cạnh đó cũng cịn một số GV (tập trung ở nhóm GV trẻ) tinh thần làm việc chưa cao, hoặc có lịng nhiệt tình nhưng do hạn chế về năng lực nên hiệu quả công việc chưa đạt được như mong muốn.
ĐG về chất lượng đội ngũ GV của Trường. Có thể thấy rằng chất lượng
đội ngũ của Trường không đồng đều. GV trẻ còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên mơn nhưng có thế mạnh về sử dụng công nghệ thông tin và khả năng tiếp thu cái mới; một bộ phận GV có thâm niên cơng tác thì chậm thích nghi với sự đổi mới, ngại đổi mới. Một số ít GV có thâm niên cơng tác cao nhưng năng lực chuyên môn hạn chế.
Thực trạng trên có nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do chưa được trao quyền tự chủ về nhân sự, Trường không được chủ động trong việc tuyển chọn, thu hút GV có trình độ tay nghề giỏi. Có GV mới được tuyển dụng vào trường không phải do có thành tích đặc biệt trong quá trình học tập tại trường đại học hoặc đã được khẳng định về chuyên mơn. Mặt khác, tỉnh chưa có cơ chế ln chuyển GV cấp THPT nên không thể điều chuyển GV hạn chế về năng lực làm công tác khác. Thực tế này không tạo ra động lực thúc đẩy GV nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực.
Thứ hai: Việc nhận xét, ĐG GV cịn có sự nể nang, dĩ hịa vi quý nên
một số giáo chưa viên nhận thức rõ hạn chế của bản thân để sửa chữa.
Thứ ba, một số GV, nhất là GV có thâm niên cơng tác thường tự bằng lịng với những gì mình đã có, ngại ngại đổi mới, tiếp thu cái mới.
Thực trạng này địi hỏi tỉnh phải có cơ chế về tuyển dụng và sàng lọc nhân sự áp dụng riêng cho trường DTNT nhằm xây dựng đội ngũ GV của Trường đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn và cơ cấu hợp lý.
2.1.5. Đặc điểm học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn
HS trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn được tuyển từ các xã vùng III của tỉnh. Hầu hết HS của trường là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, tỷ lệ HS nữ trúng tuyển vào trường có xu hướng gia tăng, dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính trong HS của trường.