Số lượng HS đạt giải tại các kỳ thi chọn HS giỏi các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (Trang 58)

Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Kì I năm 2010-2011 Giải Nhất 1 1 Giải Nhì 1 3 5 2 Giải Ba 2 3 8 6 Giải KK 6 22 25 13 Tổng số 9 29 39 21

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học của Trường) Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ HS thi đỗ các trường ĐH,CĐ

0 20 40 60 80 100 120 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Tốt nghiệp Đỗ ĐH, CĐ (Xem phụ lục 7)

So với các trường THPT trên địa bàn tỉnh thì Trường có tỷ lệ HS đạt giải cao, sau trường THPT chuyên. Số HS đỗ các trường đại học, cao đẳng có xu hướng tăng lên hằng năm. Các số liệu trên cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của thầy và trò Nhà trường. Song trên thực tế, tỷ lệ HS của Trường đỗ thẳng

vào các trường đại học còn thấp (năm 2007: 21/102, đạt 20,6%, năm 2008: 21; đạt 20,2%, năm 2009: 44 đạt 34,4% và năm 2010 là 40, đạt 40,8%), số HS đỗ vào các trường đại học trọng điểm chưa nhiều. Điểm thi đại học của các em thấp. Tỷ lệ HS đi học đại học cao là do các em đi học theo các nguồn cử tuyển, dự nguồn và dự bị đại học. Có em đạt tổng số điểm của 3 môn là dưới 10 điểm cũng được vào đại học.

Bên cạnh những mặt đã đạt được như trên, công tác QL HĐDH của Trường cịn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, do chưa có quy định về bồi dưỡng GV lên lớp tự nguyện để

phụ đạo HS yếu nên chưa động viên GV đầu tư nâng cao chất lượng soạn- giảng. GV dạy tự nguyện chưa soạn thành giáo án riêng mà sử dụng chung với giáo án dạy đại trà. Chưa có sổ theo dõi riêng cho các giờ DH tự nguyện nên chưa kiểm soát được việc thực hiện giảng dạy tự nguyện của GV.

Thứ hai, việc lên lớp DH tự nguyện chưa có sự phân hóa ba đối tượng

HS. Cả ba đối tượng này cùng học chung nên hiệu quả chưa cao, các em HS yếu chưa vươn đến được chuẩn tối thiểu KT, KN của một số mơn học, vì vậy các em được hưởng lợi từ việc này chưa nhiều.

Thứ ba, Nhà trường đã chú trọng đến việc ôn luyện các đội tuyển HS giỏi nhằm nâng cao số lượng giải nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng HS trung bình và HS yếu. HS các đội tuyển mỗi khối chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/3 tổng số HS cả khối được đầu tư một khoảng thời gian khá dài với số kinh phí khơng nhỏ (chi bồi dưỡng GV ơn thi và chi thưởng khi có giải). Trong khi đó, số HS cịn lại chiếm số đơng thì khơng có kinh phí để phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng học tập. Mặt khác, các em HS trong đội tuyển chỉ được ôn luyện nâng cao 01 môn, và do đầu tư quá nhiều thời gian vào ôn thi cho mơn đó nên đã sao nhãng các mơn học khác, dẫn tới hiện tượng học lệch giữa các môn.

2.3.2.4. Quản lý quy trình dạy học

Đối với trường THPT DTNT Lạng Sơn, QL quy trình DH của GV tuy chưa được đặt thành một MT của hoạt động QL, nhưng trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Ban lãnh đạo Nhà trường đã thể hiện được một số nội dung cơ bản của quy trình DH. Đó là:

- Nhà trường luôn yêu cầu GV, nhất là GV chủ nhiệm quan tâm sâu sắc đến HS, tìm hiểu để nắm chắc hồn cảnh gia đình, khả năng học tập, cá tính của từng đối tượng HS. Hình thức để thu thập thông tin là gần gũi trao đổi, phát phiếu ghi lý lịch bản thân. GV chủ nhiệm và GV các bộ môn thường xuyên liên hệ, trao đổi thông tin để nắm bắt và giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập.

- Tổ chức KT khảo sát chất lượng đầu năm để KT chất lượng đầu vào của HS. Tuy nhiên, việc khảo sát chất lượng mới chỉ dừng lại đối với các mơn Tốn, Văn, Tiếng Anh và một vài mơn có thể thi tốt nghiệp ở lớp 12.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV xây dựng KHDH.

- Thực thi kế hoach DH: Chỉ đạo GV bộ môn soạn giáo án bám sát Chuẩn KT, KN. Chỉ đạo GV đã chú ý rà soát, phân loại đối tượng HS, đảm bảo DH phân hóa; tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị đã được trang bị và tự làm đồ dùng DH, đồng thời chỉ đạo các tổ, nhóm bộ mơn việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung KTĐG kết quả học tập của HS.

- Tăng cường công tác KT-ĐG HĐDH của GV, KT việc ghi chép các loại sổ cá nhân.

Có thể thấy rằng, HĐDH của Nhà trường đã đi vào nền nếp, song Nhà trường cần QL hoạt động này theo quy trình DH nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng của quá trình DH từ khâu chuẩn bị và hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS đến chất lượng đầu ra sau quá trình học tập của HS.

2.3.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

Công tác KT-ĐG HĐDH của GV được thực hiện thông qua các hoạt động TTr-KT, tổ chức hội thi, hội giảng GV giỏi.

- Về công tác TTr-KT, bao gồm KT chuyên đề và thanh tra toàn diện.

KT chuyên đề được thực hiện ít nhất 1 lần/GV/tháng, trọng tâm là KT hồ sơ, giờ dạy và kết quả giảng dạy. Thanh tra toàn diện GV được hiện theo chỉ tiêu Nhà trường giao từ đầu năm học. Nhà trường quy định tổ trưởng chuyên môn báo cáo hiệu trưởng kết quả công tác TTr-KT vào ngày 25 hằng tháng. Hồ sơ TTr-KT được ghi chép, lưu trữ cẩn thận. Kết quả TTr-KT thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra giáo viên

0 10 20 30 40 50 60 70 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Tốt Khá Trung bình Xem thêm phụ lục 8

Kết quả trên phản ánh khá chính xác thực trạng đội ngũ GV của trường. GV xếp loại trung bình chủ yếu do chuyên để giờ dạy xếp trung bình.

Ngồi hoạt động TTr-KT của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chun mơn cịn đột xuất dự giờ hoặc KT giáo án của GV. Việc tăng cường KT đã góp phần nâng cao ý thức tự giác của GV thực hiện nghiêm túc quy chế chun mơn, tích cực đầu tư cho soạn giảng.

- Tổ chức Hội giảng. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm ĐG công tác

giảng dạy của GV, tạo điều kiện để GV thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu

quả phương tiện, đồ dùng DH… Trước khi Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Hội thi GV giỏi các cấp (kèm theo thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010), mỗi năm Nhà trường tổ chức hai đợt Hội giảng, một đợt giành cho các môn khoa học tự nhiên và một giành cho các môn khoa học xã hội. Tất cả GV đều tham gia Hội giảng, các GV cùng bộ môn là giám khảo. Từ năm học 2010-2011, căn cứ Điều lệ của Bộ, Nhà trường xây dựng Điều lệ thi GV giỏi cấp trường, hoạt động Hội giảng được áp dụng theo Điều lệ.

- ĐG giờ dạy của GV ở Trường hiện nay được thực hiện theo hướng

dẫn số 10227/THPT ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Bộ GD&ĐT về “Hướng

dẫn ĐG và xếp loại giờ dạy bậc trung học”. Theo văn bản này, giờ dạy của

GV được ĐG dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí sau:

Các mặt Các yêu cầu Điểm

0 1 2 Nội

dung

1 Chính xác khoa học (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị).

2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm. 3 Liên hệ vơí thực tế (nếu có); có tính giáo dục.

Phương pháp

4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng, với nội dung của kiểu bài lên lớp.

5 Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học.

Phương tiện

6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị DH phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.

7 Trình bày bảng hợp lí, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lí.

Tổ chức

8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lí ở các phần, các khâu.

9 Tổ chức và điều khiển HS học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng, HS hứng thú học.

Kết quả 10 Đa số HS hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.

Cách cho điểm và xếp loại:

Từng yêu cầu trên, tuỳ theo mức độ và kết quả có thể cho điểm 0; 0,5; 1; 1,5; 2.

Loại giỏi : Tổng điểm đạt từ 1720, các yêu cầu 1; 4; 6; 9 phải đạt 2 điểm. Loại khá : Tổng điểm đạt từ 1316,5, các yêu cầu 1; 4; 9 phải đạt 2 điểm. Loại Trung bình : Tổng điểm đạt từ 1012,5 các yêu cầu 1; 4 đạt 2 điểm. Loại Yếu kém : Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thể hiện ở phiếu đánh giá trên khơng cịn phù hợp với u cầu DH theo Chuẩn KT, KN.

Thứ nhất, phiếu trên chú trọng ĐG nội dung DH mà không đề cập đến MT DH. Điều này sẽ định hướng GV soạn, giảng đúng, đủ các nội dung trong SGK mà khơng chú ý đến việc hồn thành MT DH theo Chuẩn KT, KN.

Thứ hai, không đề cập đến yêu cầu DH phân hóa theo đối tượng HS

(khá, giỏi, trung bình, yếu).

Thứ ba, các tiêu chí đánh giá chủ yếu nhằm vào hoạt động của người

thầy, chưa đề cập đến yếu tố học của HS, đặc biệt là yếu tố tự học có sự hướng dẫn của GV.

Thứ tư, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động KT nhằm ĐG việc đạt

MT DH sau các hoạt động dạy và học.

Từ thực trạng trên, trong khi Bộ GD&ĐT chưa điều chỉnh các tiêu chí ĐG giờ dạy thì Nhà trường cần mạnh dạn xây dựng các tiêu chí ĐG mới nhằm định hướng HĐDH của GV theo Chuẩn KT, KN.

2.3.3. Quản lý hoạt động học của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

2.3.3.1. Quản lý hoạt động học trong giờ chính khóa

Nhà trường thơng qua GV bộ môn để QL hoạt động học của HS trong giờ học chinh khóa. Việc HS học tập như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy của GV. Đối với các giờ học mà

GV sử dụng các phương pháp nhằm kích thích tư duy của HS, quan hệ giữa thầy và trị thân thiện, GV có sự gợi mở… thì HS tham gia học tập rất tích cực, giờ học sơi nổi. Hiệu quả là nhiều HS hiểu bài ngay trên lớp, về nhà các em có thể củng cố và nâng cao kiến thức theo các nội dung đã học. Bên cạnh đó vẫn cịn một số HS chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập. Một phần là do các em e dè, ngại thể hiện mình, một phần là do các em sợ nói sai, Có HS biết nhưng khơng phát biểu. Nguyên nhân quan trọng là do GV chưa thực sự DH theo hướng phân hóa, chưa lựa chọn được những nội dung DH cho các đối tượng HS, dẫn đến các em HS giỏi, khá thì tích cực học tập. Do chưa chọn được nội dung cho HS yếu nên các em chưa thể hiện được mình.

Vì vậy, Nhà trường cần quán triệt GV tích cực đổi mới PPDH và lựa chọn các nội dung DH phù hợp với các đối tượng HS.

2.3.3.2. Quản lý hoạt động tự học

Việc tổ chức cho HS tự học được thực hiện như sau:

Về thời gian: Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 (đối với những buổi chiều khơng có các hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp…), buổi tối từ 19 giờ đến 21 giờ 30, giữa giờ nghỉ giải lao một lần 15 phút.

Thực hiện: HS ôn bài cũ, làm bài tập do GV giao và chuẩn bị cho bài

học ngày hôm sau.

Về KT, giám sát HĐTH của HS: Nhà trường phân công GV trực các

buổi chiều và buổi tối theo thời gian trên để QL HS. Công việc của GV trực chiều và tối là theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS học tập.

Qua điều tra HS trong toàn trường trong năm học 2009 – 2010, tổng số HS toàn trường là 333 HS, gồm 267 HS nữ cho thấy:

+ Thời gian trung bình tự học trong một ngày của nam HS là 03 giờ trong một ngày.

+ Thời gian trung bình tự học trong một ngày của nữ HS là 3,5 giờ trong một ngày.

Như vậy, thời gian trung bình tự học của toàn HS là 2,25 giờ trong một ngày. Với đặc điểm trường dân tộc nội trú, kĩ năng tự học cịn hạn chế, ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngồi và tự trang bị tài liệu sách tham khảo, CT chính khóa và các hoạt động khác đã chiếm phần lớn thời gian trong ngày nên thời gian cho tự học chưa nhiều, hiệu quả của việc tự học chưa như mong đợi.

Việc tổ chức HĐTH của Nhà trường có những ưu điểm và hạn chế sau:

- Ưu điểm: Giờ tự học được QL chặt chẽ. HĐTH đã trở thành nền nếp,

HS thực hiện thời gian nghiêm túc, khơng có hiện tượng mất trật tự, quậy phá hoặc trốn đi chơi.

- Hạn chế: Việc phân phối thời gian tự học và cách của HS chưa hợp lí.

Chủ yếu HS dành nhiều thời gian cho việc KT định kì nhất là ơn thi học kì, cịn ngày thường thì đa số chỉ học cho qua loa, đối phó, cá biệt một số lén đọc truyện, nghe nhạc và làm các việc riêng khác. Như vậy là HS chưa có định hướng trong học tập, chưa biết xây dựng cho mình một thời gian biểu và phương pháp tốt nhất để học. Cách sử dụng thời gian như vậy là chưa phù hợp và khó có được lượng kiến thức và kết quả như mong muốn. Nhiều HS tự học bằng cách học thuộc lòng bài học trên lớp hoặc làm các bài tập trong SGK mà GV giao. Một số em đọc sách sau một thời gian thì buồn ngủ. Có thể thấy rằng sự tập trung của các em đó chưa cao. Nguyên nhân là:

Thứ nhất, Một số GV chưa thực sự tích cực đổi mới, khơi dậy cho HS

niểm đam mê học tập, tinh thần tự giác, chủ động sáng tạo. Trong các giờ dạy của mình trên lớp, GV chưa có sự hướng dẫn các em phương pháp học tập, chưa đặt ra các MT, yêu cầu cụ thể để các em làm việc trong giờ tự học. Do vậy, đòi hỏi GV cần chuẩn bị các nội dung học tập để giao cho HS tự học với những yêu cầu thật cụ thể bằng hệ thống các câu hỏi, bài tập khơng chỉ trong

SGK mà có thể ngồi SGK, nhưng khơng nằm ngồi CT DH, và đặc biệt là bám sát Chuẩn KT, KN.

Thứ hai: Một số HS chưa có động cơ học tập tích cực, có tư tưởng thụ

động, ỷ lại. Nhiều HS chưa biết tổ chức tự học phù hợp với CT trung học phổ thơng. Sự đầu tư của gia đình cho việc học cịn hạn chế. HS ở nội trú nên gia đình ít thời gian quan tâm, đôn đốc, động viên việc học tập của con em.

2.3.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

KT kết quả học tập của HS ở Trường hiện nay thường được thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy chế trên được GV thực hiện nghiêm túc. Đối với các bài KT dưới 01 tiết thì do GV bộ mơn tự ra đề và chấm. Đối với các bài KT từ 01 tiết trở lên thì tổ chun mơn phân công GV ra đề, có thẩm định trong nhóm GV cùng bộ môn, lãnh đạo trường duyệt. Trường tổ chức cho các lớp cùng khối,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)