Kết quả xếp loại học lực HS từ năm học 2008 đến 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (Trang 50 - 58)

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Giỏi Khá Trung bình Yếu Xem thêm phụ lục 6

Trên đây là kết quả xếp loại chung các môn. Trên thực tế, kết quả học tập của HS không đồng đều giữa các môn. Theo Quy chế ĐG xếp loại HS của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 (sau đây gọi là Quy chế 40) thì:

1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Điểm trung bình các mơn học từ 8,0 trở lên, trong đó: đối với HS THPT chun thì điểm mơn chuyên từ 8,0 trở lên; đối với HS THCS và THPT khơng chun thì có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 8,0 trở lên;

b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 6,5. 2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây: a) Điểm trung bình các mơn học từ 6,5 trở lên, b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 5,0. 3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó có 1 trong 2 mơn Tốn, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;

b) Khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 3,5.

4. Loại yếu: điểm trung bình các mơn học từ 3,5 trở lên và khơng có mơn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Như vậy, một HS xếp loại học lực trung bình nhưng vẫn có điểm bộ mơn đạt dưới trung bình, hoặc có trường hợp HS đạt điểm trung bình các mơn trên 6,5 nhưng không được xếp loại khá vì có mơn chưa đạt 5,0. Cá biệt, có HS khơng đạt HS tiên tiến ở cả học kỳ I và học kỳ II (do có điểm bộ mơn đạt dưới 5) nhưng lại đạt danh hiệu học sinh tiên tiến cả năm. Nói tóm lại, mặc dù tỷ lệ HS đạt học lực trung bình và khá giỏi là cao, nhưng mức độ đạt chuẩn không đồng đều. Đặc biệt, do khả năng tư duy trìu tượng bị hạn chế nên tỷ lệ HS chưa đạt Chuẩn KT, KN của với các môn khoa học tự nhiên và mơn Ngoại ngữ cịn cao (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Kết quả học tập các môn trong hai năm học

2008-2009 và 2009-2010

Năm học

Môn

2008-2009 2009-2010

Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Toán 42 13 93 28 117 35 79 24 56 17 99 30 141 42 37 11 Vật lý 17 5 133 40 165 50 16 5 18 5 104 31 193 58 18 5 Hóa học 29 9 75 23 181 55 46 14 34 10 99 30 178 53 22 7 Sinh học 5 2 151 46 169 51 6 2 33 10 185 56 114 34 1 0 Tin học 23 7 189 57 113 34 6 2 69 21 172 52 90 27 2 1 Văn 8 2 157 49 151 47 5 2 1 0 112 34 209 63 11 3 Lịch sử 46 14 177 53 108 33 0 98 29 188 56 45 14 2 1 Địa lý 26 8 162 49 140 42 3 1 33 10 184 55 113 34 3 1 Ngoại ngữ 5 2 33 10 198 60 95 29 11 3 74 22 216 65 32 10 GDCD 78 24 219 66 34 10 0 56 17 247 74 30 9 0 Công nghệ 69 21 211 64 43 13 8 2 164 49 133 40 35 11 1 0 Thể dục 137 41 180 54 14 4 0 132 40 185 56 16 5 0 GDQP 22 7 288 87 21 6 0 25 8 283 85 25 8 0

Về phương pháp học tập: Do bị hạn chế bởi khả năng tư duy độc lập, nhiều HS vẫn theo lối học cũ là học thuộc lịng nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Trên lớp, các em chú trọng đến việc ghi chép các nội dung đã có trong SGK. Trong các giờ tự học, các em chú ý nhiều đến việc học thuộc bài đã ghi trên lớp, ít quan tâm đến việc làm bài tập hoặc rèn luyện các kỹ năng theo yêu cầu của bài học. Đây là một trong những khó khăn để các em đạt đến chuẩn hiểu kiến thức và vận dụng. Năng lực làm việc theo nhóm của HS cịn hạn chế nên trong các giờ học chính khóa trên lớp cũng như các giờ tự học, các em ngại tham gia thảo luận, trao đổi với nhau. Điều này đòi hỏi GV cần hướng dẫn nhằm khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, hướng dẫn các em học tập ở nhà theo nhóm để các em có điều kiện học tập, giúp đỡ lẫn nhau. Một điều đáng chú ý là thư viện của Nhà trường có đầy đủ các sách tham khảo dành cho các mơn học, nhưng rất ít HS mượn đọc các loại sách này. Do vậy, Nhà trường cần có định hướng, chỉ đạo GV hướng dẫn HS (nhất là các em HS khá, giỏi) mượn, đọc các loại sách tham khảo có liên quan nhằm giúp các em mở rộng, nâng cao kiến thức đã học trên lớp, vừa đảm bảo không quá tải đối với đối tượng HS trung bình, yếu trong các giờ học chính khóa trên lớp nhưng vẫn đáp ứng được việc mở rộng, nâng cao kiến thức cho đối tượng HS khá, giỏi để đạt trên yêu cầu của chuẩn tối thiểu về KT, KN.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

- Tập huấn dạy học theo Chuẩn KT, KN. Trong 3 năm (từ 2006-2008),

Trường cử 100% GV tham dự tập huấn về DH theo CT, SGK mới. Hè 2010 tiếp tục cử GV các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thể dục, Công nghệ, Tin học tập huấn DH theo Chuẩn

KT, KN do Sở GD&ĐT tổ chức. Hình thức tập huấn: GV cốt cán cấp tỉnh tiếp thu tại Bộ, sau đó triển khai tập huấn lại tại địa phương. Trường có 07 GV cốt cán cấp tỉnh, được tiếp thu trực tiếp tại Bộ. Cũng trong hè 2010, Trường cử 05 GV thuộc các bộ mơn Tốn, Vật lý, Ngữ văn, Địa, Sinh tham dự lập tập huấn về thiết kế và thực thi quy trình DH tiếp cận chuẩn quốc tế do các giảng viên của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trực tiếp lên lớp.

Kết quả khảo sát ý kiến của GV về hiệu quả của các đợt tập huấn tại địa phương cho thấy đa số GV đã nắm được các yêu cầu của Chuẩn KT, KN và DH theo Chuẩn KT, KN; các mức độ của Chuẩn KT, KN quy định trong văn bản CTGDPT của cấp học (33/37 GV được hỏi ĐG mức độ tốt, đạt 89,2%), song kỹ năng vận dụng Chuẩn KT, KN vào DH của GV còn hạn chế, đặc biệt là cách xác định MT DH, mô tả dưới dạng hành vi mà HS cần đạt (45% GV được hỏi ĐG chưa hài lịng khía cạnh này). Ngun nhân của hạn chế này là do: (1) Phương pháp tập huấn của giảng viên cịn nặng về thuyết trình, giảng giải (có 55,3% ý kiến), (2) học viên chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động tập huấn (47% ý kiến), và (3) tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn

KT, KN của một số mơn cịn chung chung, mô tả các mức độ cần đạt cịn mang tính định tính (chẳng hạn biết được, hiểu được, phân biệt được…) nên GV khó vận dụng (71% GV được hỏi ĐG như vậy) (Phụ lục 5). Riêng 5 GV được cử đi tập huấn về thiết kế và thực thi quy trình DH tiếp cận chuẩn quốc tế đếu ĐG ở mức độ tốt và rất tốt về phương pháp tổ chức và phương pháp tập huấn, kết quả đạt được về nhận thức cũng như kỹ năng thực hiện. 4/5 GV được tập huấn đã vận dụng trong thực tế DH và mang lại hiệu quả tốt. Chất lượng DH bộ môn được nâng lên đáng kể.

Thực trang trên cho thấy, việc tổ chức tập huấn tại địa phương của GV cốt cán cấp tỉnh cần được cải tiến về phương pháp tổ chức và phương pháp tập huấn. Nhà trường cần có biện QL đối với GV tham gia tập huấn nghiêm

túc, đồng thời có KH triển khai tập huấn lại cho toàn thể GV trong trường thực hiện quy trình DH.

- Tổ chức bồi dưỡng chun mơn thơng qua các hình thức như thăm lớp,

dự giờ; thực tập, thao giảng, hội giảng, thi GV giỏi; tổ chức các chuyên đề thiết thực; tham gia các lớp/khóa đào tạo bồi dưỡng do Bộ, Sở tổ chức; giao lưu, dự giờ học tập đồng nghiệp tại các trường bạn trong và ngoài tỉnh; tự bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên môn (năm học 2009-2010 Nhà trường tổ chức hội thảo, năm học 2010-2011 đã tổ chức hội thảo về Giải

pháp nâng cao chất lượng GD. Qua các hoạt động trên, Trường xác định

nguyên nhân và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng GD. Nguyên nhân chủ yếu được Nhà trường đề cập đến là chất lượng đội ngũ không đồng đều, một số GV có trình độ chun mơn yếu, chưa tận tâm với công việc. Chất lượng đầu vào của HS không đồng đều, nhiều em hổng kiến thức từ cấp THCS. Giải pháp nâng cao chất lượng được Nhà trường xác định là tăng cường bồi dưỡng GV và tăng thời lượng học tập của HS.

2.3.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

2.3.2.1. Công tác xây dựng KHDH dạy học

Công tác xây dựng KH trường được tiến hành theo quy trình sau:

Căn cứ KH phát triển Nhà trường đã được Sở GD&ĐT phê duyệt, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kết quả của năm học trước và điều tra sơ bộ về chất lượng đầu vào của HS đầu cấp, Ban lãnh đạo Nhà trường xây dựng dự thảo KH thực hiện nhiệm vụ năm học. KH này được đưa ra lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và được thông qua tại Hội nghị cán bộ công chức (thường được tiến hành vào giữa tháng 9) và được lãnh đạo Sở GD&ĐT phê duyệt. KH của Nhà trường đã thể hiện được các MT, nội dung hoạt động cơ bản, các biện pháp thực hiện MT, và thời gian thực hiện các nội dung công tác trong năm. Qua rà soát KH năm học 3 năm trở lại đây cho

thấy, nội dung QL HĐDH mới chỉ tập trung vào QL theo CTGD nói chung mà chưa chú ý QL theo Chuẩn KT, KN.

Căn cứ KH chung đã được thông qua và phê duyệt, Nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn và từng cá nhân xây dựng KH của tổ và KH cá nhân. KH cá nhân được thông qua ở tổ chuyên môn. KH của tổ chuyên môn được Hiệu trưởng phê duyệt. Công tác xây dựng KH hoàn thiện trong tháng 9 hằng năm.

2.3.2.2. Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

Tổ chức thực hiện KHDH được Nhà trường coi là khâu quan trọng, quyết định chất lượng HĐDH. Nhà trường thực hiện chức năng này như sau:

- Phân cấp QL: Hiệu trưởng phụ trách chung các hoạt động của Nhà

trường, phân công một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Mỗi thành viên trong ban lãnh đạo phụ trách và sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn, trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động chun mơn của tổ đó. Tổ trưởng chịu trách nhiệm theo dõi thời gian lao động, việc thực hiện CT và tham gia các hoạt động chuyên môn, KT, giám sát và đôn đốc việc thực hiện KHDH và quy chế chuyên môn của tổ viên, hằng tháng báo cáo Hiệu trưởng về thực hiện nhiệm vụ được giao. GV thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ, quy chế chuyên môn, QL lớp học trong thời gian lên lớp.

- Tổ chức phân ban, chia lớp: Sau khi có kết quả thi tuyển sinh, Nhà

trường thông báo và hướng dẫn cho HS đăng ký chọn ban học theo nguyện vọng và năng lực của các em, đồng thời xét chuyển ban cho các em có nguyện vọng ở lớp 11. Theo nguyện vọng của HS, năm học 2006-2007 Nhà trường tổ chức 3 lớp ban KHTN và 01 lớp ban KHXH-NV, năm 2007-2008 và 2008- 2009 tổ chức 2 lớp ban KHTN và 2 lớp ban KHXH-NV. Phân tích kết quả phân ban sau 01 khóa học, Nhà trường nhận thấy nguyện vọng đăng ký ban học của hầu hết HS bị tác động bởi bạn bè, gia đình và dư luận xã hội chứ chưa dựa trên năng lực và hứng thú học tập của mình. Sau 01 năm học, nhiều

em HS đã làm đơn xin đổi ban học vì khơng có khả năng theo học CT nâng cao của các ban KHTN và KHXH-NV (năm 2006-2007 là 19 em, 2007-2008 là 11 em). Kết quả các môn học nâng cao của các ban không đạt được như mong đợi. Từ năm học 2008-2009, Nhà trường đã điều chỉnh phương án tổ chức phân ban. Theo đó, các lớp mới tuyển học theo CT Ban Cơ bản, nâng cao Toán, Văn và tổ chức DH tự chọn bám sát cho một số môn.

Việc chia lớp thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cân đối HS giữa các huyện, tương đối đồng đều về tỉ lệ HS khá, giỏi, trung bình giữa các lớp.

- Phân cơng giảng dạy thực hiện theo quy trình sau:

Trước hết là tổ, nhóm bộ mơn căn cứ vào CT, số lớp, yêu cầu cụ thể của từng khối lớp, số biên chế hiện có, tính tốn số tiết sẽ phân cơng giảng dạy cho từng GV; căn cứ năng lực, sở trường, nguyện vọng của GV để thảo luận, bàn bạc và dự kiến phân công giảng dạy, bước tiếp theo lãnh đạo trường bàn bạc, điều chỉnh nếu cần theo hướng ưu tiên GV có tay nghề vững dạy lớp 12 và ra quyết định giao việc.

Việc phân công chuyên môn như trên về cơ bản đã đảm bảo quyền lợi của người học và phát huy năng lực, sở trường của GV, tạo thuận lợi cho việc thực hiện của GV, vừa đảm bảo định mức lao động trong cơ quan theo thông tư liên tịch số số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV và thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3.2.3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn: Căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ trường THCS, THPT và các văn bản có liên quan, căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Nhà trường xây dựng các nội quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như quy định về thời gian làm việc, hướng dẫn việc thực hiện CT; quy định việc soạn giáo án, KT, chấm trả bài, việc ĐG kết quả học tập của HS…

- Hướng dẫn và chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận về đổi mới phương pháp giảng dạy đảm bảo bám sát đối tượng, nâng cao chất lượng của HĐDH, khắc phục tình trạng họp tổ chun mơn chỉ để bình bầu, xét thi đua hoặc triển khai, thông báo công việc.

- Tổ chức dạy học. HĐDH được tiến hành theo thời khóa biểu. Trường

tổ chức học 2 buổi/ngày. Buổi sáng dạy - học các mơn theo CT chính khóa. Buổi chiều ơn luyện các đội tuyển HS giỏi, DH tự nguyện, học nghề phổ thông hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, và các hoạt động khác. Nếu không tổ chức các hoạt động trên thì HS tự học, thời gian từ 14 giờ đến 16 giờ 30. Buổi tối HS tự học từ 19 giờ đến 21 giờ 30. Việc tổ chức ôn luyện đội tuyển và DH tự nguyện được thực hiện như sau: căn cứ kết quả học tập của HS từ năm học trước và thực tế giảng dạy, Nhà trường yêu cầu GV lập danh sách đội tuyển của 8 mơn: Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ báo cáo lên tổ trưởng chun mơn. Hiệu trưởng xem xét, căn cứ tình hình thực tế của Nhà trường bố trí và lên lịch ơn luyện đội tuyển. Đội tuyển lớp 12 được ôn luyện từ tháng 10 hằng năm, lớp 11 từ sau khi kết thúc học kỳ I. Thời gian ôn luyện đội tuyển HS giỏi được thực hiện tối thiểu 128 tiết/môn trong thời gian từ 8 đến 10 tuần, và kết thúc trước khi tổ chức các kỳ thi chọn HS giỏi. GV lên lớp được thanh toán bồi dưỡng theo chế độ. Để động viên, khuyến khích GV tích cực đầu tư cho việc ôn luyện đội tuyển, Nhà trường thực hiện “khốn giải”. Theo đó, nếu HS có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)