:2 Hình ảnh minh họa trị chơi ơ chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tiếng việt nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tiếng việt nhằm bồi dưỡng (Trang 77 - 80)

- Hàng ngang: Gồm 9 câu hỏi

1. Gồm 6 chữ cái. Những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

2. Gồm 10 chữ cái. Những từ được điền thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói?

3. Gồm 5 chữ cái. Trong câu ghép, mỗi kết cấu chủ - vị được gọi là gì? 4. Gồm 11 câu. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? 5. Gồm 7 chữ cái. Câu sau là loại câu nào, nhận xét cấu tạo: “Cảnh

vật xung quanh tơi đang có sự thay đổi, chính vì lịng tơi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

6. Gồm 12 chữ cái: Tập hợp những từ có ít nhất chung một nét nghĩa

7. Gồm 6 chữ cái. Hai câu thơ: Những kẻ vá trời khi lỡ bước. Gian nan kể chi việc cỏn con” sử dụng biện pháp tu từ gì?

8. Gồm 7 chữ cái. Từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định? 9. Gồm 5 chữ cái. Những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu

để biểu thị thái độ hoặc nhấn mạnh sự đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó, là từ gì?

- Hàng dọc: Gồm 9 chữ cái. Ngôn ngữ cuả dân tộc ta?

3, Trò chơi tiếp sức:

- Trò chơi tiếp sức giúp các em phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần.

- Ví dụ có thể dùng với các bài: “Luật thơ” (phần Tiếng Việt – môn Ngữ văn 12 – tập 1, tr. 101).

- Các bước tiến hành như sau:

+ GV tiến hành cuộc thi làm thơ theo luật Bằng-Trắc. GV chia lớp thành 4 đội thi, từng HS trong đội đều được tham gia trò chơi. Cứ HS này xuống thì HS khác lên thay thế sao cho đội của mình hoàn thành bài thơ nhanh nhất theo đúng thể thơ, niêm luật. Tổ nào hoàn thành bài thơ nhanh nhất, đúng luật và hay nhất sẽ chiến thắng.

4, Trò chơi hiểu đồng đội:

- Trò chơi này nhằm phát triển năng lực hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ và giải quyết vấn đề của HS. Đồng thời, trò chơi này còn rèn luyện cho HS phả ứng nhanh nhạy, rèn luyện kỹ năng nghe - hiểu - liên tưởng

- Ví dụ có thể dùng với các bài: “Luật thơ” (phần Tiếng Việt – môn Ngữ văn 12 – tập 1, tr. 101).

- Các bước tiến hành như sau:

+ GV chuẩn bị nhiều hình ảnh có liên quan đến các từ khóa phù hợp với bài tập hoặc yêu cầu của SGK, nhưng từ khóa phải tương đối dễ hiểu, dễ

giải thích nghĩa thì trị chơi mới thành cơng. Ngược lại, từ khóa quá khó sẽ làm HS chán nản và không thể giải quyết từ nào.

+ GV chia lớp ra thành 2 đội, mỗi đội cử 2 HS, một HS quay lung vào màn hình, HS kia nhìn lên màn hình xem tranh rồi diễn đạt bằng hành động và từ ngữ (khơng trùng với từ có trong từ khóa) sao cho đồng đội của mình có thể trả lời đúng từ khóa (mỗi từ khóa có thời gian là 30s). Đội nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.

Nhóm trị chơi củng cố, luyện tập

1, Trò chơi điền bảng:

Dùng trong những giờ ơn tập nói chung và cuối bài học nói riêng. Thay bằng việc cho HS làm bảng thống kê kiến thức bình thường, thì đối với trị chơi này GV sẽ làm thẻ kiến thức, sau đó u cầu HS điền vào ơ trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng giúp HS thống kê được kiến thức. trò chơi này sử dụng rất nhẹ nhàng và huy động được sự tham gia của cả lớp.

Ví dụ: Có thể dùng với bài: “Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc

điểm loại hình và phong cách ngơn ngữ” (phần Tiếng Việt – môn Ngữ văn 12

– tập 2, tr. 192).

Các bước tiến hành như sau:

- GV làm bảng tổng kết, trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chí thống kê. Phần nội dung và các ô trong bảng chuyển thành các tờ phiếu. (Trong bảng thống kê “Các phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách” ta giữ lại các ô: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các ô khac bỏ trống để HS dán thẻ kiến thức:

PCNN ………. PCNN Nghệ thuật PCNN ………. PCNN ………. PCNN ………. PCNN ………. Thể loại văn bản tiêu biểu - Ca dao, vè, thơ… - Truyện, tiểu thuyết, kí… - Kịch bản…

- GV phát phiếu cho từng nhóm học trong lớp, chú ý chia đều.

- Đại diện từng nhóm lên đọc nội dung phiếu cho cả lớp nghe và dán vào bảng thống kê cịn trống.

- Nhóm nào dán được tất cả sẽ được khen. Nhóm dán sai sẽ phải làm một hành động do lớp hoặc GV viên yêu cầu.

Minh họa trò chơi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tiếng việt nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tiếng việt nhằm bồi dưỡng (Trang 77 - 80)