1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên
1.5.1. Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực hay là “vốn con người” chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập hợp cụ thể. Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu suất của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ, cũng như chất lượng sống của nhân lực.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: để hiểu rõ về nguồn lực con người - nguồn nhân lực (Human Resource) cần bắt đầu từ việc thao tác các khái niệm nền tảng: Sức người, sức lao động (Manpower), vốn người (Human capital).
Khái niệm về sức người (Manpower) hoặc lực lượng lao động ( Labour force) là khái niệm về nhân lực. Kinh tế học truyền thống đề cập đến sức người thường chú ý đến phạm trù số lượng, đến tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động nhiều hơn. Nói đến “Sức người” , người ta coi nước nào, cộng đồng nào có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động trên 65% trong tổng dân số thì cộng đồng đó có cơ cấu dân số lao động tốt.
Khái niệm "Vốn người" ra đời cuối những năm 1960 và được bàn luận sôi nổi rộng rãi vào đầu những năm 1970. Theodor Schoultz, nhà kinh tế Mỹ (giải thưởng Nôben kinh tế 1979) đã mô tả “Vốn người” (Tư bản người) theo nghĩa hẹp và rộng:
- Nghĩa hẹp: Schoultz coi mỗi con người nhờ có giáo dục mà có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Những kết quả này Schoultz gọi là “Vốn trí tuệ”. Nhờ “Vốn trí tuệ ” mà mỗi người có thu nhập tiền lương và địa vị xã hội.
- Nghĩa rộng: Schoultz coi nền kinh tế của mỗi nước tồn tại và phát triển nhờ vốn vật chất (Tư bản vật chất) như tài nguyên, đất đai, song chủ yếu nhờ vốn con người (Tư bản con người). Ở đây tư bản con người được mở rộng tới giới hạn là kết quả tổng hợp của giáo dục tạo ra trình độ lành nghề của đội ngũ lao động.
Khái niệm “Nguồn lực con người” ra đời vào thập niên 80, muộn hơn một chút so với khái niệm “Vốn con người”. Nó là sự bổ sung cho khái niệm
“Vốn con người” để nhà quản lý điều hành quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của một đất nước đi tới trạng thái bền vững.
Nguồn lực con người (Nguồn nhân lực) được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất nước, một cộng đồng, bao gồm dân số cả trong độ tuổi lao động và ngồi độ tuổi lao động. Từ góc độ đối với cá nhân con người, nguồn nhân lực cần được quản lý, chăm sóc và phát triển từ thai nhi, tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên, tuổi lao động và cả thời kỳ sau tuổi lao động.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của tồn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và các chỉ số phát triển con người (Bài giảng cao học quản lý giáo dục) đã khẳng định: Khái niệm “vốn người” được thể hiện ở nhân cách - sức lao động trong mỗi con người, nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người. Việc quản lý nhân tố này phải nhìn vào tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực (vốn sinh lời). Khái niệm “nguồn nhân lực” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng các nhu cầu toàn diện của con người, nuôi dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển. Quản lý phát triển nguồn lực con người không chỉ nhấn mạnh đến phát triển thể lực (theo quan điểm về sức người), phát triển trí lực (theo quan điểm vốn người) mà phải nhấn mạnh phát triển toàn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động, thái độ công dân, hiệu quả lao động. Quản lý phát triển nguồn nhân lực được xem xét tổng hợp dưới các góc độ: kinh tế, giáo dục, chính trị - xã hội. Việc biến động nguồn nhân lực là điều thường xuyên diễn ra trong bất cứ xã hội nào, bất cứ tổ chức nào. Một tổ chức tùy từng giai đoạn hoạt động khác nhau, có thể cần nhiều hoặc ít thành viên. Như vậy, q trình quản lý nguồn nhân lực diễn tiến khơng ngừng. Và một vấn đề quan trọng luôn đặt ra cho chức năng quản lý nguồn nhân lực, ấy
là phải giữ sao cho tổ chức có “đúng người, đúng chỗ, đúng lúc”. Quản lý nhân lực trong giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng, duy trì, động viên, phát triển và tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên làm việc có hiệu quả, nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức giáo dục - đào tạo (trường, ngành), đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày một tốt hơn.
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thơng qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích nghi của họ với các cơng việc trong tương lai. Có thể thấy, việc làm rõ bản chất và vai trò bổ sung tương hỗ giữa các khái niệm nguồn nhân lực và vốn người là cơ sở cho các nhà quản lý có nhận thức và đưa ra các biện pháp đúng đắn để việc quản lý nhân tố con người nhằm đạt sự hài hịa giữa hai khía cạnh: con người vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của sự phát triển, đồng thời quản lý nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội, kỷ cương xã hội. Nếu khái niệm “ Vốn con người” nhấn mạnh đến giá trị kinh tế mang lại lợi ích từ nhân tố con người, việc quản lý nhân tố này phải nhìn vào tương quan với vốn vật chất, định lượng được hiệu quả và đem lại lợi ích đích thực, khơng để tình trạng lãng phí thì khái niệm “ Nguồn lực con người” nhấn mạnh sự cần thiết đáp ứng nhu cầu tồn diện của con người, ni dưỡng nhân tố này trở thành động lực chủ yếu cho quá trình phát triển.