Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 27)

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

1.4. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề

1.4.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

1.4.1.1. Một số quan niệm về chất lượng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Quan niệm về chất lượng

Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau. Có ý kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi về

chất và là sự phù hợp với mục tiêu. Chúng ta có thể thấy các quan niệm về chất lượng qua các định nghĩa, quan niệm sau:

- Chất lượng được đánh giá bằng “Ðầu vào”:

Một số nuớc phương Tây có quan điểm cho rằng: “Chất lượng một trường chuyên nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực = chất lượng.

Theo quan điểm này, một trường nghề tuyển được học sinh giỏi, có đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm này, thì ta đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài (1 dến 3 năm) trong trường nghề. Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho học sinh một chương trình đào tạo hiệu quả [4, tr.3].

- Chất lượng được đánh giá bằng “Ðầu ra”:

Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục (CLGD) cho rằng “đầu ra” của đào tạo nghề có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Ðầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện bằng mức độ hồn thành cơng việc của học sinh tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận này. Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó khơng phải là quan hệ nhân quả. Một trường có khả năng tiếp nhận các học sinh xuất sắc, khơng có nghĩa là học sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau.

Ngoài một số định nghĩa trên, Tổ chức Ðảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng giáo dục là: Tuân theo các chuẩn quy định; Ðạt được các mục tiêu đề ra.

Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục nghề nghiệp về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường nghề sẽ dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Khi khơng có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất lượng đào tạo nghề sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.

Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường nghề sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ:(1) Chất lượng tốt; (2) Chất lượng đạt yêu cầu; (3) Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu [4, tr.4].

- Chất lượng là “tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50-109).

- Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN- ISO 8402).

Tóm lại: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác. Tựu trung lại có hai quan niệm về chất lượng: Chất lượng tương đối và chất lượng tuyệt đối.[12]

- Quan niệm về chất lượng đào tạo nghề

Khái niệm “chất lượng” đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về “chất lượng đào tạo nghề ” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự việc.

Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nó nổi tiếng và tơn vinh thêm cho người sử hữu nó.

Cịn nếu để xét chất lượng về một khố học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khoá học v.v.

Quan niệm chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của Nhà trường. Theo cách hiểu này, một Nhà trường có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Theo cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình. Thơng qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất khơng. Mơ hình này rất quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ truớc một cách hiệu quả nhất.

Theo nghĩa tuyệt đối: Chất lượng được hiểu như là một sản phẩm mang ý nghĩa hoàn hảo hơn cả, nó hồn mỹ mà các thứ cùng chủng loại, kiểu cách có chuẩn mực rất cao cũng khơng thể hoặc khó có thể vượt qua. Như vậy cũng có nghĩa là một tiêu chí nào đó đặt ra ln được đảm bảo giá trị và giá trị sử dụng tuyệt đối hơn cả.

Theo nghĩa tương đối: Một sản vật, một tiêu chuẩn một dịch vụ hay bất kể một loại quan niệm nào đó được người ta gắn với nó. Các sản vật, những dịch vụ được coi là chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực nhất định được quy định truớc. Chất lượng khơng được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện. Các sản vật thường dùng hàng ngày được coi là chất luợng khi nó

đạt được những tiêu chí chuẩn mực nhất định. Theo cách hiểu của người tiêu dùng thì chất lượng là cái làm hài lòng, hoặc vượt những nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.

Chất lượng đào tạo nghề được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo nghề đến kết thúc q trình đó.

Chất lượng đào tạo nghề khơng được xem ở khâu cuối cùng, ở kết quả cuối cùng của q trình đào tạo. Theo lí thuyết điều khiển học nếu xem chất lượng đào tạo là “đầu ra” thì “đầu ra” khơng tách khỏi được “đầu vào” mà nó được nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động dạy và học) của thầy và trò.

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề liên quan chặt chẽ với khái niệm hiệu quả đào tạo, nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà trường và sự chi phí tiền của, sức lực, thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả nhất. Vì thế chất lượng đào tạo nghề có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình dạy học- giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và học sinh. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, chất lượng đào tạo là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của người sử dụng lao động chứ khơng do ý chí của người làm cơng tác đào tạo quy định.

Như vậy, chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm được và cảm nhận được. Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu

hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo. Chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác động của các yếu tố.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Nâng cao chất lượng đào tạo là sự cải tiến các tác động vào các khâu trong quá trình đào tạo nhằm thu được hiệu quả giáo dục và đào tạo cao nhất. Như vậy nâng cao chất lượng đào tạo nghề chính là sự cải tiến hệ thống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suất của mọi khâu trong quá trình đào tạo nhằm đạt kết quả cao nhất.

Nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, điều kiện cơ sở vật chất....

Tóm lại: Mặc dù khó có thể đưa ra được một định nghĩa về chất lượng

trong giáo dục nghề nghiệp mà mọi người đều thừa nhận, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều và với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét nó. Ví dụ, đối với giáo viên dạy nghề và học sinh thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy và học tập. Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, kiến thức, kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp và năng lực làm việc của học sinh khi ra trường...Do vậy khơng thể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần được xác định kèm theo với mục tiêu hay ý nghĩa của nó, và ở khía cạnh này, một trường đào tạo nghề có thể có chất lượng cao ở một lĩnh vực này nhưng lại có thể có chất lượng thấp ở một lĩnh vực khác.

Ðiều này đặt ra một yêu cầu phải xây dựng một hệ thống rõ ràng, mạch lạc các tiêu chí với những chỉ số được lượng hoá, nêu rõ các phương thức đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài giáo dục nghề nghiệp với xu hướng tiếp cận dần với chuẩn của khu vực và thế giới nhằm đưa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hoà nhập với giáo dục nghề nghiệp thế giới.

1.4.1.2. Các yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nghề

Để đo lường chất lượng đào tạo nghề chúng ta thường tập trung vào hai khối đối tượng: Bản thân người công nhân kỹ thuật và cơ sở đào tạo nghề (Chất lượng cơ sở đào tạo)

Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thơng và giáo dục đại học. Đó là q trính đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả giáo dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề. Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo. Quá trình đào tạo chú trọng đến một hệ thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập. Đó chính là những u cầu, vị trí cơng tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật.

Chất lượng đào tạo nghề chịu tác động bởi rất nhiều khâu nhưng trong đó các khâu quan trọng nhất là:

Chất lượng đầu vào ( bản thân người học nghề): Trình độ văn hóa, sở trường, nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của người học nghề.

Quá trình đào tạo (hoạt động đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề) -Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo

-Đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo và cán bộ quản lý: Phẩm chất, năng lực

-Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo: Số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động

-Tài chính: Kinh phí định mức đào tạo, vật tư thực hành, chi phí quản lý, thù lao giáo viên …

-Dịch vụ đào tạo: Ký túc xá, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động vv …

- Học sinh tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt được sau khi đào tạo theo mục tiêu đào tạo; Sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; Kỹ năng sống (giao tiếp, hoạt động xã hội)

- Tham gia thị trường lao động( từ 6 đến 12 tháng kể từ khi ra trường): Trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu làm việc (năng suất, tổ chức hoạt động); Mức độ hoàn thành nhiệm vụ cơng nhân kỹ thuật; Tính sáng tạo và thích nghi trong cơng việc.

Mức độ tác động của các khâu nói trên khơng giống nhau. Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần phải tìm các biện pháp quản lý tốt trong các khâu đó.

Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh được chất lượng nhân cách có phù hợp hay khơng với u cầu đề ra. Cần phải xem xét chất lượng đầu vào ( tuyển sinh học sinh học nghề), chất lượng của quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra (tốt nghiệp và tham gia vào cuộc sống).

Ðể đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của cơng tác đào tạo nghề, có nhiều việc phải làm, song việc trước hết cần nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề, đồng thời đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý đào tạo nghề và phương pháp thực hiện. Ðây là những khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác công tác đào tạo nghề.

1.4.2. Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề

Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề là một trong những vấn đề cụ thể của quản lý đào tạo, quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo nghề phát triển, vận hành theo đường lối chủ trương của Đảng và thực hiện được những yêu cầu của xã hội, đáp ứng sự nghiệp phát triển KT-XH.

Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề bao gồm các loại hoạt động sau:

1.4.2.1. Quản lý kế hoạch đào tạo

Quản lý kế hoạch đào tạo bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu đào tạo. Cụ thể nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)