Khoa Đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 59 - 64)

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

2.2.8. Khoa Đào tạo nghề

2.2.8.1. Sự hình thành và phát triển

Khoa Đào tạo Nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 được hình thành, phát triển cùng sự lớn mạnh của nhà trường và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiền thân là Phòng Thực hành sản xuất (1985), đến năm 1997 đổi tên là Ban Nghề và từ năm 2000 đến nay có tên là Khoa Đào tạo Nghề.

Hiện nay, Khoa có 3 bộ mơn là: Xây dựng, Máy Xây dựng và Điện kỹ thuật, với nhiệm vụ đào tạo tay nghề cho học sinh hệ Cao đẳng Xây dựng Dân dụng – Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng, Hạ tầng, Cấp thoát nước; Vật liệu Xây dựng; Hệ Trung cấp Xây dựng; Trung cấp Cấp thoát nước và nâng bậc cho công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Xây dựng.

Trong gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Đào tạo Nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã đào tạo trên 30 nghìn học sinh theo học của các hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và hệ công nhân (nay là Trung cấp nghề). Học sinh của Khoa khi kết thúc khóa học thường được các đơn vị tuyển dụng lao động miễn kiểm tra tay nghề khi thi tuyển. Cho đến nay, Khoa luôn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong nhà trường và trên thị trường lao động.

2.2.8.2. Tổ chức biên chế

Ban lãnh đạo có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa và 13 giáo viên.

2.2.8.3. Các hệ đào tạo

- Hệ Cao đẳng: Xây dựng, Thép, Hàn, Bê tông

- Hệ Trung học chuyên nghiệp: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tông

- Ngồi ra, Khoa cịn đào tạo hệ Trung cấp nghề: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tơng bậc 3/7 ( Hệ chính quy dài hạn từ 12 tháng đến 18 tháng).

- Nhà trường và Khoa liên kết với các tổ chức và doanh nghiệp đào tạo ngắn hạn các nghề: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tông.

2.2.8.4. Cơ sở vật chất

Những năm gần đây Khoa được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ xây dựng, Nhà trường cho trang bị các thiết bị máy móc và đồ dùng dạy học theo chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng như: Xây mới nhà đa năng, mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu từ năm 2007 - 2011. Riêng năm 2011 nhà trường cịn đầu tư cho chương trình mục tiêu một phịng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

- Khoa có 1 phịng thực hành điện, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về điện.

- Khoa có 1 phịng thực hành nước, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về ngành nước.

- Khoa có 1 xưởng thực hành xây dựng, mộc, thép, hàn, bê tơng, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về xây dựng, mộc, thép, hàn, bê tông

2.2.8.5. Chức năng, nhiệm vụ

Khoa đào tạo nghề có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo viên, xây dựng tiến độ giảng dạy của khoá học, lập thời khố biểu định kỳ cho các mơn học thuộc khoa, bộ môn.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy các mơn học theo chương trình đào tạo các nghề thuộc khoa, bộ môn.

- Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu các mơn học.

- Tổ chức làm các mơ hình, học cụ phục vụ giảng dạy và học tập, tham gia hội thi thiết bị dạy nghề các cấp.

- Đôn đốc giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo viên theo quy định và các nhiệm vụ do nhà trường, khoa và bộ môn giao.

- Lập và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giáo viên.

- Phối hợp với Phịng Cơng tác học sinh thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh, xếp loại học sinh hàng tháng.

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật các bộ giáo viên và học sinh theo quy chế.

- Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh các lớp thuộc khoa, bộ môn.

- Phối hợp với Phịng Cơng tác học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ của người học nghề, nội quy, quy chế của trường, giải quyết các trường học học sinh ốm đau, tai nạn, rủi ro.

- Phối hợp với Phịng Cơng tác học sinh và các phòng chức năng tổ chức lễ khai giảng, bế giảng, lễ tết, nghỉ hè, nghỉ phép cho học sinh.

- Chủ động liên hệ địa điểm và triển khai công tác thực hành, thực tập sản xuất cho học sinh.

- Xây dựng định mức dụng cụ, vật tư cho đào tạo các môn học. - Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, dụng cụ, vật tư theo định kỳ.

- Đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn.

- Bổ túc nghề, đào tạo lại nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn cho người lao động đã hành nghề, có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng chưa qua đào tạo hoặc cần bổ túc kiến thức mới về nghề.

- Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi và tạo nguồn phục vụ xuất khẩu lao động.

- Chuyển giao công nghệ cho người lao động, các cơ sở, tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu; Tập huấn, hướng dẫn luật lao động, các quan hệ lao động liên quan đến luật lao động.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ gia công sản xuất gắn liền nhiệm vụ đào tạo, phục vụ đào tạo có thu nhập.

- Thực hiện công tác quản lý dạy và học trong đào tạo nghề và quản lý học sinh theo quy định của luật dạy nghề.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định đào tạo và theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

- Thừa uỷ quyền của Hiệu trưởng tổ chức các hội nghị tư vấn với các bên liên quan về phát triển chương trình và xây dựng mạng lưới đào tạo.

- Xây dựng chức danh viên chức, thực hiện quản lý giáo viên theo quy chế phân cấp quản lý cán bộ viên chức của trường.

- Phân loại lao động hàng tháng, đánh giá phân loại viên chức hàng năm.

2.2.8.6. Về quy mơ đào tạo

Hằng năm Khoa duy trì tuyển sinh và đào tạo từ 250 đến 300 học sinh sinh viên.

2.2.8.7. Về chất lượng đào tạo

Khoa đã tập trung chỉ đạo, lấy chất lượng làm trọng tâm, tổ chức quản lý công tác học tập, thực hành, thực tập để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Kết quả năm học 2005- 2007 tỷ lệ học sinh đạt giỏi 3,8%, khá 20%, trung bình khá 42.5%, trung bình 26.5%, yếu 7.2%.

Năm học 2007- 2009 tỷ lệ học sinh đạt giỏi 7.9%, khá 18.7%, trung bình khá 40.4%, trung bình 27.3%, yếu 7.2%.

Năm học 2009- 2011 tỷ lệ học sinh đạt giỏi tăng lên 8.2%, khá 18.5%, trung bình khá 42.4%, trung bình 26.3%, yếu 6.2%.

2.2.8.8. Về đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên thường xuyên được bổ sung. Ðến nay, tổng số cán bộ, giáo viên tồn Khoa có 15 giáo viên. Trong đó trình độ nghiên cứu sinh là 01 giáo viên, trình độ thạc sỹ là 03 giáo viên, trình độ đại học là 11 giáo viên.100% cán bộ, giáo viên có trình độ sư phạm bậc II, 80% cán bộ, giáo viên có trình độ ngoại ngữ ở chương trình B. Nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường và cấp ngành.

Công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến nội dung chương trình đào tạo đã được Khoa quan tâm và thực hiện có kết quả tốt. Nhiều đề tài sáng kiến đã được áp dụng vào chương trình giảng dạy. Ðặc biệt từ năm 2007– 2011, các đề tài của khoa đã tập trung làm hơn 20 đề tài biên soạn chương trình chi tiết trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

2.2.8.9. Công tác tổ chức ứng dụng thực nghiệm tổ chức sản xuất

Khoa đã luôn nghiên cứu và tạo ra môi trường sử dụng mối quan hệ giữa học lí thuyết đi đơi với thực hành sản xuất. Hiện nay, Nhà trường đã đầu tư

một xí nghiệp thi cơng xây dựng tạo điều kiện có mặt bằng thực tập sản xuất thực tế cho học sinh. Từ đó có điều kiện rèn luyện tay nghề, được làm quen với thực tế và quy trình tổ chức quản lý sản xuất. Thông qua việc tổ chức sản xuất, học sinh được tiếp cận với công nghệ và thiết bị hiện đại.

Tóm lại: Khoa đào tạo nghề khơng ngừng phát triển đi lên, liên tục hồn

thành nhiệm vụ đào tạo mà Nhà trường giao cho với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước và chất lượng mỗi ngày một tốt hơn. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Khoa luôn giữ được tác phong của đội ngũ kỹ sư tâm hồn, có năng lực chun mơn nghiệp vụ để truyền đạt kiến thức nghề nghiệp cho học sinh, để các em trở thành người cơng nhân có bàn tay vàng, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)