Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ Trung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 73)

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

2.4.Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ Trung cấp

nghề Xây dựng ở Trƣờng Cao đẳng Xây dựng số 1

2.4.1. Về mục tiêu đào tạo

2.4.1.1. Ưu điểm

Trong quá trình phát triển từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu của trường trong từng giai đoạn, với những mục tiêu cụ thể và đã đạt được những thành tựu sau:

- Trường đã xây dựng được tồn bộ chương trình các mơn học và giáo trình các mơn học cho các ngành nghề nhà trường đang đào tạo, triển khai và đưa vào giảng dạy đảm bảo mục tiêu đã đề ra.

- Hàng năm tiến hành rà sốt lại nội dung, chương trình đào tạo trên cơ sở đó điều chỉnh mục tiêu đào tạo của các bậc học, ngành học và từng môn học. Xây dựng mới hoặc chỉnh lý mục tiêu. Kế hoạch đào tạo sát với yêu cầu sản xuất, tinh giản lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập cho học sinh, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và đảm bảo tính liên thơng giữa các bậc học.

- Tích cực triển khai việc nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy, tự làm các mơ hình học cụ, trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để phục vụ cho đào tạo.

Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Về giáo dục chính trị và đạo đức nghề nghiệp: Giáo dục cho học sinh tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định đường lối xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; Giữ vững độc lập dân tộc; Trung thành với lí luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; Hăng hái tham gia hội nhập; Nắm vững pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế; Có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động và nghề nghiệp; Làm chủ bản thân và gia đình.

Về kiến thức văn hố: Có trình độ văn hố phù hợp với nghề đào tạo, đủ khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp; Chuẩn bị cho cá nhân những yêu cầu cần thiết để có thể dự học đào tạo liên thơng.

Về kỹ năng tay nghề: Có đủ kiến thức cần thiết và kỹ năng trong nghề được đào tạo, thực hiện thành thạo các thao tác để làm chủ trang bị kỹ thuật khi ra trường, ở các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; Có tư duy kỹ thuật trong từng giai đoạn và thị trường lao động.

Về thái độ nghề nghiệp: Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề để sử dụng vật tư, vật liệu tiết kiệm; Ðảm bảo làm việc đúng giờ; Ðảm bảo đúng số lượng, quy cách, chất lượng; Có tinh thần đồng đội, có tính cộng đồng trách nhiệm cao.

Về thể chất và ý thức an ninh, quốc phịng: Có sức khoẻ tốt để sẵn sàng hoàn thành cơng việc; Nhận thức đầy đủ về tình hình quốc tế, quốc gia và khu vực; Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh.

2.4.1.2. Hạn chế

Trong đề án, lộ trình thực hiện về cơng tác chuẩn bị đội ngũ, xây dựng chương trình đào tạo, lập dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa khả thi. Số ngành nghề dự kiến phát triển không được xây dựng kịp thời.

- Việc phát triển chương trình cịn chậm, do chưa có nhiều giáo viên có đủ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm để biên soạn hiệu chỉnh chương trình.

- Cơ sở vật chất còn thiếu, một số thiết bị đã cũ và lạc hậu, kinh phí cho biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học cịn ít .

- Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

- Một số chương trình cịn nặng về lý thuyết. Đối tượng học sinh trình độ văn hố đầu vào một số cịn ở mức thấp, khơng đồng đều giữa các vùng miền nên khó khăn trong việc thực hiện chương trình.

2.4.2. Về nội dung chương trình đào tạo

Các khố đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng có thời gian đào tạo 18 tháng.

2.4.2.1. Ưu điểm

Về cơ bản, chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên Khoa Đào tạo nghề và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định, được cơ quan quản lý dạy nghề phê duyệt và cấp phép hoạt động. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu:

- Bảo đảm được mục tiêu dạy nghề.

- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động.

- Phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

- Tiếp cận trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới. Nội dung đào tạo theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với hệ đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề các ngành nghề.

Phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề được quy định như sau:

- Thời gian dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75%-85 %, dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15%- 25%;

- Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15%-35%, thực hành chiếm 65%-85%.

2.4.2.2. Hạn chế, tồn tại

Công tác soạn thảo điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo ít được đầu tư kinh phí. Giáo trình được xây dựng tự phát nên chất lượng chưa cao.

Sự tham gia, huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật để xây dựng chương trình cịn chưa nhiều, cịn phụ thuộc vào mối quan hệ của nhà trường, của Khoa.

2.4.3. Về số lượng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý

- Ðội ngũ giáo viên ở Khoa từ năm 2005 dến năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.10

Bảng 2.10. Số lƣợng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý

TT

Năm học

Phòng, khoa

2005-2007 2007-2009 2009-2011

1 Khoa Đào tạo nghề 15 15 15

Nhận xét: Qua bảng 2.10 cho ta thấy, trong những năm gần đây do số học sinh tăng nhanh, số lượng giáo viên chưa đủ nên hầu hết giáo viên đều vượt giờ định mức giảng dạy.

- Trình độ đội ngũ giáo viên thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thống kê trình độ chun mơn giáo viên

TT Năm học Tổng số Tiến sỹ Nghiên

cứu sinh Thạc sỹ Đại học

1 2005-2007 15 0 0 1 14

2 2007-2009 15 0 0 2 13

3 2009-2011 15 0 1 3 11

(Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

Nhận xét: Bảng 2.11 cho thấy trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn đại học, sau đại học cao. Tính đến nay có 73,3% giáo viên có trình độ Đại học có 26,7% trên đại học.

- Về nghiệp vụ giảng dạy:

Khoa đào tạo nghề từ ngày thành lập đến nay có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cho ngành xây dựng đã có một số thay đổi. Qui mơ đào tạo, ngành nghề đào tạo đã mở rộng hơn nhiều. Điều này đỏi hỏi đội ngũ giáo viên phải phấn đấu, nâng cao nghiệp vụ đào tạo nghề.

Số cán bộ, giáo viên về Khoa trước đây chủ yếu là cán bộ kỹ thuật chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy. Đến nay với 15 giáo viên thì đã có 01 nghiên cứu sinh, 03 thạc sỹ kỹ thuật, thạc sĩ quản lý giáo dục, 100% giáo viên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Như vậy, có thể nói 100% số giáo viên hiện tại đáp ứng quy định về nghiệp vụ giảng dạy.

2.4.3.1. Ưu điểm

Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề xác định tốt trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý học sinh, chấp hành qui định của người giáo viên.

Số cán bộ quản lý và giáo viên hầu hết cịn trẻ, nên rất nhiệt tình tham gia mọi hoạt động, đa số giáo viên đã đạt chuẩn về trình độ. Cán bộ quản lý đã có nhiều năm kinh nghiệm.

Giáo viên tham gia dạy thực hành nghề đều là những giáo viên có bề dày kinh nghiệm được đào tạo cơ bản từ các trường dạy nghề và trưởng thành thực tế trong q trình cơng tác tại các nhà máy xí nghiệp.

2.4.3.2. Hạn chế, tồn tại

Số giáo viên còn trẻ chiếm phần lớn nên kinh nghiệm trong giảng dạy chưa nhiều. Số giáo viên có tay nghề vững có thể dạy lý thuyết và thực hành thành thạo còn ở mức chưa cao khoảng 62%. Khoa chưa có chiến lược cụ thể quy hoạch đội ngũ giáo viên đến năm 2020. Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên ở Khoa cũng đã tiến hành song chưa thường xuyên, chưa bài bản.

Số giáo viên của Khoa có các bài báo, cơng trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí, tập san khoa học chưa có nhiều. Việc biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng cịn ít, chủ yếu là lưu hành nội bộ.

Chưa có nhiều mơ hình, thiết bị tự làm để hướng dẫn học sinh học thực hành có hiệu quả.

2.4.4. Về tập thể học sinh

2.4.4.1. Ưu điểm

Cơ bản tập thể học sinh đều là những công dân tốt, biết ý thức về việc học để sau này trở thành lực lượng lao động trong xã hội.

Học sinh có tâm lí sẵn sàng tiếp nhận cơng việc. Học sinh có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi.

Vì thời gian học nhanh, học xong là có thể đi làm, tích lũy kinh nghiệm và chi phí để trang trải cho cuộc sống nên học sinh chuyên tâm học tập thể hiện ở số lượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước và số lượng học sinh ra trường có việc làm đúng chuyên ngành ngày càng nâng cao.

2.4.4.2. Hạn chế, tồn tại

Do phần lớn học sinh sống ở vùng nông thôn, vùng điều kiện kinh tế khó khăn nên trình độ văn hố khơng cao, khả năng nhận thức cịn hạn chế, sự kết hợp quản lý giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh cịn ít.

Học sinh mới tốt nghiệp THPT nhiều, tuổi ít nên nhận thức còn non yếu, kỷ luật, tư tưởng chưa ổn định. Mặt bằng nhận thức không đồng đều. Học sinh vào học chủ yếu là do xét tuyển nên chất lượng đầu vào chưa được sàng lọc. Bản thân học sinh còn thiếu cố gắng vươn lên. Thời gian đầu tư cho học tập cịn ít, ý chí tiến thủ chưa cao.

Về tác phong lối sống mà biểu hiện cụ thể là tinh thần tự giác tìm tịi, sáng tạo trong kỹ năng nghề nghiệp chun mơn cịn có nhiều hạn chế.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của xã hội từ dư luận không coi trọng tấm bằng học nghề, mặc cảm với sự không đỗ đạt của bản thân. Các em luôn mang tâm lý rụt rè, ngại đặt cho mình những chỉ tiêu cao để phấn đấu. Chưa kể một số học sinh có mục đích học tập rất thụ động như: Học để chờ thi lại đại học, học vì bố mẹ muốn con học. Từ động cơ học tập không đúng đắn dẫn đến tình trạng một số bộ phận học sinh có lối sống buông thả, không phấn đấu, khơng có tinh thần học tập. Bộ phận này đã có ảnh hưởng xấu tới tinh thần học tập chung của toàn thể học sinh cũng như là tới chất lượng quá trình đào tạo của Trường nói chung.

2.4.5. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề

Về cơ sở vật chất thì căn bản còn yếu, các xưởng thực hành còn nhỏ, chưa đủ tiêu chuẩn 6 m2/1 học sinh. Các thiết bị về thí nghiệm cịn thiếu, nội dung thí nghiệm chưa phong phú. Kết hợp với sản xuất để làm ra sản phẩm chưa nhiều, mới dừng lại ở lắp đặt các cơng trình. Thêm nữa, các thiết bị hầu hết là cũ, cơng nghệ lạc hậu, thiếu độ chính xác. Thời gian dành cho học sinh đi thực tập 6 giờ/ngày. Vật tư cho thực tập ít. Hệ thống thơng gió, làm mát ở các xưởng cịn thiếu.

Phương tiện hỗ trợ dạy học, máy móc thiết bị nhà trường đã xây dựng các phòng học lý thuyết và thực hành hiện đại có phịng học đa năng. Các thiết bị dạy nghề được thay thế, bổ sung hàng năm.

Nguồn kinh phí đầu tư hàng năm bao gồm nguồn thu từ hợp đồng liên kết đào tạo, nguồn từ chương trình mục tiêu cho dạy nghề, nguồn thu từ hợp đồng đào tạo nghề, nguồn thu từ dịch vụ sản xất của xí nghiệp…

Các thiết bị máy móc phục vụ thực tập và giảng dạy thực hành được trang bị hiện đại, đồng bộ.

Ðánh giá chung về cơ sở vật chất, thiết bị: Chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tập. Nguyên nhân do học phí thu thấp, giá cả thị trường tăng cao, nội dung thực tập còn nghèo nàn, chưa được cải tiến. Ðiều kiện, phương tiện giảng dạy còn hạn chế.

2.4.6. Về cơng tác lập kế hoạch khóa học

2.4.6.1. Ưu điểm

- Trường đã xây dựng được tồn bộ chương trình các mơn học và giáo trình các mơn học cho các ngành nghề đang đào tạo, triển khai và đưa vào giảng dạy đảm bảo mục tiêu đã đề ra.

- Hàng năm tiến hành rà soát lại nội dung, chương trình đào tạo trên cơ sở đó điều chỉnh mục tiêu đào tạo của các bậc học, ngành học và từng môn học. Xây dựng mới hoặc chỉnh lý mục tiêu. Kế hoạch đào tạo sát với yêu cầu sản xuất, tinh giản lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập cho học sinh, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và đảm bảo tính liên thơng giữa các bậc học.

- Tích cực triển khai việc nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy, tự làm các mơ hình học cụ, trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo dể phục vụ cho đào tạo.

- Qui định rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo. Kế hoạch sử dụng trang thiết bị, kế hoạch giáo viên và lịch giảng dạy của giáo viên. Thực hiện qui chế tuyển sinh, xét lên lớp, xét công

nhận tốt nghiệp theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ giáo dục - đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

2.4.6.2. Hạn chế, tồn tại

- Việc phát triển chương trình cịn chậm, do chưa có nhiều giáo viên có đủ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để biên soạn hiệu chỉnh chương trình.

- Cơ sở vật chất cịn thiếu, một số thiết bị đã cũ và lạc hậu, kinh phí cho biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học cịn ít .

- Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.

- Một số chương trình cịn nặng về lý thuyết.

- Ðối tượng học sinh trình độ văn hố đầu vào một số cịn ở mức thấp, không đồng đều giữa các vùng miền nên khó khăn trong việc thực hiện chương trình.

2.4.7. Về cơng tác tuyển sinh hợp tác đào tạo

2.4.7.1. Ưu điểm

Trong nhiều năm qua Khoa đã tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm. Hình thức tuyển các hệ đào tạo là: Xét tuyển.

Công tác tuyển sinh của khoa được thực hiện như sau : Tuyển sinh là nhiệm vụ xác định là khâu đầu tiên quyết định sự “sống-còn” trong một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 73)