Xây dựng hệ thống tên, địa chỉ cho các hệ thống và thiết bị trên mạng

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 87 - 95)

d) Môi trường 4 và 5– Môi trường truyền thông dữ liệu và viễn thông

3.3.8. Xây dựng hệ thống tên, địa chỉ cho các hệ thống và thiết bị trên mạng

Đây là thao tác hết sức quan trọng đối với mạng truyền thông sử dụng giao thức TCP/IP. Nó giúp cho việc nhận biết vị trí và phân biệt các thiết bị cũng như các hệ thống trên mạng. Địa chỉ IP sẽ được gắn vào các bản tin để điều khiển truyền thông tin tới nơi nhận một cách chính xác. Hay nói cách khác, nó chính là thông tin để định tuyến.

Mạng WAN của Cục Hàng không Việt Nam trải rộng trên nhiều khu vực và tại mỗi khu vực có các hệ thống công nghệ thông tin khác nhau, các thiết bị khác nhau. Việc xây dựng hệ thống địa chỉ IP cho mạng sẽ dựa trên qui định chung về tên miền và địa chỉ của Ban quản lý dự án 112 của Chính phủ. Đó là quy định về miền địa chỉ IP sử dụng trong mạng máy tính trực thuộc các UBND tỉnh, thành phố, các bộ và cơ quan ngang bộ.

Theo quy định trên, phương thức tổ chức miền địa chỉ sẽ là:

Toàn bộ các UBND tỉnh, thành phố, các bộ và cơ quan ngang bộ đều sử dụng chung một nhóm địa chỉ thuộc nhóm A (Class A) là 10.0.0.0.

Các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ được đánh địa chỉ trong vùng 10.1.0.0 Các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được đánh điị chỉ trong vùng 10.2.0.0 Các tỉnh, thành phố miền Trung sẽ được đánh địa chỉ trong vùng 10.3.0.0 (Xem phụ lục danh sách đi kèm)

Mỗi đầu mối trung bình sẽ được cấp phát 5 nhóm địa chỉ lớp C (Class C. Mỗi nhóm C có 254 địa chỉ). Như vậy, số địa chỉ có thể sử dụng là:

5 x 254 = 1270 địa chỉ.

Theo quy định trên, chiếu theo danh sách thì Cục Hàng không với tên miền là CucHK, có tên mạng là CucHKNet được phân nhóm địa chỉ với địa chỉ đầu là 10.115.0; địa chỉ cuối là 10.10.119.255 và có địa chỉ IP cho các router truy nhập là:

Mạng X25 của VDC: 10.10.21.76 Mạng X25 của Cục BĐTW: 10.10.22.76 Mạng ISDN của Cục BĐTW: 10.10.23.76 Với Subnet Mask là: 255.255.255.0

Với quy định về địa chỉ như trên, phần địa chỉ dành cho các đơn vị trực thuộc Cục Hàng không được phân chia là 2 nhóm bao gồm địa chỉ đầu là 10.10.118.0 và địa chỉ cuối là 10.10.119.255. Tùy vào quy mô của từng khu vực, từng cơ quan ta sẽ phân chia các subnet với số địa chỉ thích hợp. Với nguyên tắc phân chia mạng con

không dùng địa chỉ toàn 0 hoặc 1. Ta sẽ phân chia địa chỉ IP cho các cơ quan như sau:

- Cục Hàng không Việt nam bao gồm 4 subnet:

10.10.118.16; 10.10.118.32; 10.10.118.48 và 10.10.118.64 Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.118.17 đến 10.10.118.78 - Cụm Cảng Hàng không miền Bắc có 3 địa chỉ subnet: 10.10.118.80; 10.10.118.96 và 10.10.118.112 Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.118.81 đến 10.10.118.126 - Cụm Cảng Hàng không miền Nam có 4 địa chỉ subnet:

10.10.118.128; 10.10.118.144; 10.10.118.160 và 10.10.118.176 Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.118.129 đến 10.10.118.190 - Cụm Cảng Hàng không miền Trung có 3 địa chỉ subnet: 10.10.118.192; 10.10.118.208; 10.10.118.224

Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.118.193 đến 10.10.118.238 - Trung tâm Quản lý bay có 3 địa chỉ subnet:

10.10.119.16; 10.10.119.32 và 10.10.119.48 Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.119.17 đến 10.10.119.62 - Trường Hàng không có 4 địa chỉ subnet:

10.10.119.64; 10.10.119.80; 10.10.119.96 và 10.10.119.112 Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ 10.10.119.65 đến 10.10.119.126 - Trung tâm Y tế Hàng không có 1 địa chỉ subnet là: 10.10.119.128

Subnetmask: 255.255.255.240

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.129 đến 10.10.119.142 - Sân bay Chu Lai:

10.10.119.144 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.145 đến 10.10.119.150 - Sân bay Vinh có địa chỉ subnet là:

10.10.119.152 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.153 đến 10.10.119.158 - Sân bay Nà Sản có địa chỉ subnet là:

10.10.119.160 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.161 đến 10.10.119.166 - Sân bay Điện Biên có địa chỉ subnet là:

10.10.119.168 Subnetmask: 255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.169 đến 10.10.119.174 - Sân bay Cát Bi có địa chỉ subnet là:

10.10.119.176 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.177 đến 10.10.119.182 - Sân bay Phù Cát có địa chỉ subnet là:

10.10.119.184 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.185 đến 10.10.119.190 - Sân bay Phú Bài có địa chỉ Subnet là:

10.10.119.192 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.193 đến 10.10.119.198 - Sân bay Pleiku có địa chỉ subnet là:

10.10.119.200 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.201 đến 10.10.119.206 - Sân bay Liên Khương có địa chỉ subnet là:

10.10.119.208 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.209 đến 10.10.119.248 - Sân bay Nha Trang có địa chỉ subnet là:

10.10.119.217 Subnetmask: 255.255.255.248

- Sân bay Buôn Mê Thuột có địa chỉ subnet là: 10.10.119.224

Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.225 đến 10.10.119.230 - Sân bay Phú Quốc có địa chỉ subnet là:

10.10.119.232 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.233 đến 10.10.119.238 - Sân bay Phan Rang có địa chỉ subnet là:

10.10.119.140 Subnetmask: 255.255.255.248

Tức là khoảng địa chỉ: 10.10.119.141 đến 10.10.119.146

các thiết bị kết nối mạng, các địa chỉ tiếp theo sử dụng cho server, còn lại sẽ đượcc dùng cho các thiết bị máy tính trên mạng. Tại các đơn vị thành viên có nhu cầu địa chỉ subnet có thể được tiếp tụcc chia nhỏ.

3.3.8.2. Hệ thống đặt tên cho các phần tử của mạng

Việc định danh các thiết bị trên mạng bằng các tên thay thế cho các con số địa chỉ IP sẽ rất thuận tiện cho người sử dụng vì nhớ tên thì đơn giản hơn nhớ các cơn số phức tạp rất nhiều. Hệ thống định danh đảm bảo mỗi thiết bị mang một tên duy nhất. Việc chuyển đổi giữa tên và địa chỉ IP sẽ được thực hiện qua hệ thống DNS (Domain Name System). Đây là hệ thống DNS phân cấp theo các nhóm tên, mỗi cấp trong hệ thống gọi là một miền, các miền tách nhau bằng một dấu chấm.

Mạng của Cục Hàng không Viêệ Nam nên sẽ có tên tổng quát như sau: *.*.CucHK.net.vn

Trong đó dấu (*) biển hiện cho tên riêng và tên đơn vị được ngăn cách bởi dấu (.). Chú ý đặt tên riêng và tên đơn vị không trùng nhau.

Ví dụ một tên cụ thể trên mạng như sau: qlbay.CucHK.net.vn

Có 2 lựa chọn cho kiến trúc cơ bản của hệ thống: mô hình CSDL tập trung hay CSDL phân tán.

Trong mô hình CSDL tập trung hoàn toàn. CSDL được đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) của Cục Hàng không tại toà nhà điều hành và sẽ không có một CSDL riêng của bất kỳ đơn vị. Tất cả các ứng dụng đều cập nhật trực tiếp CSDL tập trung này qua một Application Server hay trực tiếp qua OLEDB/ODBC.

Đây là mô hình đòi hỏi một Hệ thống mạng WAN diện rộng hoàn hảo. Các đường mạng kết nối từ TTTHDL đến các đơn vị phải có tốc độ tối thiểu khoảng 2Mbps. Trong mô hình này, việc đồng bộ sẽ không cần thiết. Đây cũng là mô hình để quản trị và ít rủi ro nhất.

Mô hình CSDL phân tán không đòi hỏi đường truyền tốc độ cao. Mỗi đơn vị thành viên vẫn có CSDL tập trung tại TTTHDL, nhưng các đơn vị có thể có CSDL quản lý tại địa phương. Các hệ thống địa phương sẽ hoạt động độc lập và dữ liệu của CSDL tập trung và đơn vị sẽ được đồng bộ khi kết nối theo định kỳ. Kinh nghiệm đã chứng minh là vận tốc đường truyền của Mạng điện thoại công cộng, Internet (tối đa 56kbps) hay ISDN (64kbps) có thể đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tinn và đồng bộ CSDL. Nhưng vấn đề về tính đồng bộ trực tuyến, đồng thời an ninh

và an toàn dữ liệu sẽ không được đảm bảo, cũng như việc tích hợp qui trình toàn quốc rất khó khăn.

Mô hình CSDL phân tán giải quyết được một vấn đề hiện tại về đường truyền thông nếu chúng ta chưa có một mạng WAN của Cục Hàng không về cho mục đích quản lý, nhưng cũng là mô hình đòi hỏi kỹ năng cao cấp hơn về vận hành và quản trị hệ thống tại các đơn vị cơ sở và tại cục Hàng không. Việc đồng bộ dữ liệu từ nhiều CSDL thành phần luôn tạo ra nhiều cơ hội cho các lỗi Hệ thống và vi phạm an ninh an toàn dữ liệu dễ xảy ra.

Với hạ tầng về viễn thông qua mạng Internet với công nghệ ADSL hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn quốc, chọn mô hình tập trung liên kết với mô hình phân tán cho các thành viên là hợp lý nhất, đưa đến các lợi ích thiết thực như sau:

1) Có thể đảm bảo được việc mở roọng các ứng dụng hỗ trợ các quy trình và thông tin mang tính toàn quốc hay chuyên ngành nghiệp vụ khác của TTQLB sẽ được thực hiên đơn giản hơn với CSDL tập trung và đồng bộ (mô hình này đòi hỏi thông tin quản lý của hệ thống trên toàn quốc sẽ được chuyển đổi tự động và cập nhật trực tuyến);

2) Có thể đảm bảo được các biện pháp an ninh và an toàn dữ liệu bằng công nghệ cổng (Portal) với biện pháp bảo mật CA/SSL và VPN cao cấp nhất;

3) Không cần phải đào tạo và bồi dưỡng một số lớn chuyên gia quản trị hệ thống cao cấp tại các nơi.

4) Việc bảo trì và nâng cấp ứng dụng sẽ đơn giản hơn, không cần phải cập nhật và đồng bộ từng máy trạm trên địa bàn của mỗi tỉnh;

Dữ liệu về hệ thống quản lý sẽ được cập nhật trực tuyến và tính đồng bộ và cấp thời của dữ liệu sẽ được đảm bảo, tăng cường khả năng quản lý và khai thác thông tin trực tuyến của ngành.

Các chính sách về điều khiển luồn sẽ được thực hiện thông qua việc thiết lập tại các router. Đó là các chính sách về phân chia đường truyền, các thứ tự ưu tiên lưu thông, ưu tiên về dịch vụ, giao thức, các thiết lập mạng LAN ảo… Ví dụ, đối với các ứng dụng thời gian thực, sẽ có ưu tiên lưu thông cao hơn là các ứng dụng không đòi hỏi thời gian thực. Đối với việc phân chia dung lượng đường truyền, có thể nhận thấy, đối với đường truyền qua đường vệ tinh, có dung lượng thấp, không thể dùng cho các dịch vụ đòi hỏi cao về dung lượng đường truyền như là các dịch vụ multimedia. Ta có thể thiết lập việcc hướng các dịch vụ đó truyền qua tuyến cáp quang của VPCP…

3.3.9.2. Vấn đề các dịch vụ đa phương tiện (Multimedia)

a) Dịch vụ video conferencing

Các phòng hội nghị được trang bị các thiết bị hỗ trợ video conferenccing. Các thiết bị này sẽ được kết nối vào mạng tại mỗi khu vực. Các thiết bị này bao gồm:

- 1 bộ MCU (Multipoint Control Unit) điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống Video conferencing qua mạng.

- 1 bộ VTA (Video Terminal Adapter) để gia otiếp với các thiết bị đầu cuối như màn hình và hệ thống camera hội đàm.

Nếu hội đàm từ xa có thể dựng các thiết bị đầu cuối chuyên dụng của các hãng như Polycom, Picture Tel…

Nếu hội đàm trong nội bộ mạng, ta có thể sử dụng các máy PC của mạng làm đầu cuối kèm thêm các thiết bị như camera hội đàm, các bộ giao tiếp Video qua PC, để sử dụng các phần mềm hội đàm có sẵn như Netmeeting…

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w