Kỹ thuật định tuyến không thích nghi: Là kỹ thuật định tuyến có những đặc

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 48 - 51)

điểm sau:

+ Không dựa vào hình trạng và luồng lưu thông trong mạng, mà dựa vào một tuyến đường tối ưu đã tính toán, lựa chọn trước.

+ Tiêu chuẩn để chọn đường và chính con đường được chọn một lần cho toàn cuộc, không có sự thay đổi giữa chúng.

+ Không có sự trao đổi, cập nhật thông tin trong quá trình định tuyến.

Thuật toán sử dụng cho là kỹ thuật định tuyến này gọi là thuật toán định tuyến tĩnh. Thuật tĩn định tuyến tĩnh đơn giản, nhanh chóng phù hợp với các mạng tương đối ổn định, ít thay đổi về hình trạng cũng như luồng lưu thông trong mạng. Ví dụ, trong mạng SITA định tuyến tĩnh được sử dụng, các tuyến đường giữa các cặp nguồn xác định trên cơ sở thuật toán tìm đường đi ngắn nhất.

Trong kỹ thuật định tuyến nếu dựa vào yếu tố (2) ở trên thì ta có định đường tĩnh không Flooding và định đường tĩnh có Flooding.

b) Kỹ thuật định tuyến thích nghi: Là kỹ thuật định tuyến có những đặc điểm sau: + Thay đổi các quyết định định tuyến của chúng phù hợp với sự thay đổi hình trạng mạng và luồn lưu thông trong mạng.

Đặc điểm thứ nhất rất quan trọng, đặc biệt đối với việc sử dụng thời gian thực, trong đó yêu cầu đầu tiên của người sử dụng là mạng phải có khả năng cung cấp được các tuyến đường khác nhau để đề phòng sự cố thích nghi nhanh chóng với các thay đổi trên mạng. Kỹ thuật này khác kỹ thuật không thích nghi ở chỗ:

- Thứ nhất, mỗi nút (router) nhận được các thông tin (từ các router lân cận, hoặc từ tất cả các router), khi chúng thay đổi tuyến đường, tại nút khoảng ∆T giây nào đó hay khi có thay đổi tải hoặc khi thay đổi topology.

- Thứ hai, metric nào được sử dụng để tối ưu (ví dụ như khoảng cách, các hops, ước lượng thời gian đi qua, trễ thời gian trung bình…)

- Thứ ba, mức độ thích nghi của kỹ thuật định tuyến phụ thuộc vào trao đổi thông tin định tuyến trong mạng. Đơn giản là không trao đổi thông tin. Mỗi nút (hay mỗi trung tâm điều khiển) hoạt động một cách độc lập và các thông tin riêng của mình để thích nghi với sự thay đổi trên mạng theo một cách nào đó. Mức độ cao hơn, thông tin về trạng thái của mạng có thể được cung cấp từ các nút lân cận hoặc từ tất cả các nút.

3.4.2. Kỹ thuật định tuyến tập trung và định đường phân tán.

Trong phần trước chúng ta chưa xem xét kỹ vấn đề quyết định định tuyến ở các bộ phận tập trung hay phân tán tại các nút. Đó chính là lớp phân biệt giữa định tuyến tập trung hay định tuyến phân tán.

3.4.2.1. Định tuyến tập trung

Kỹ thuật định tuyến tập trung (không thích nghi hoặc thích nghi) được đặc trưng bởi sự tồn tại của một (hoặc nhiều) các trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc chọn đường, sau đó gửi các bảng định tuyến tới tất cả các nút dọc theo con đường đã được chọn từ nguồn đến đích. Một nguồn có thể có nhiều trung tâm điều khiển khác nhau. Trong trường hợp này thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc định tuyến chỉ được lưu trữ tại các trung tâm điều khiển mạng. Các nút mạng có thể không gửi bất kỳ thông tin nào đến các trung tâm điều khiển, hoặc chỉ gửi theo định kỳ, hoặc chỉ gửi khi nào có sự thay đổi nào đó, trung tâm điều khiển sẽ cập nhật các thông tin nhận được.

3.4.2.2. Định tuyến phân tán

Kỹ thuật định tuyến phân tán không tồn tại một trung tâm điểu khiển mạng. Quyết định định tuyến được thực hiện tại mọi nút mạng. Do đó đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin giữa các nút mạng lân cận với nhau. Kỹ thuật định tuyến phân tán năng động hơn nhiều so với kỹ thuật định tuyến tập trung. Định tuyến phân tán được áp dụng nhiều trong các mạng như ARPANET, DNA…

PHẦN II

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 48 - 51)