d) Môi trường 4 và 5– Môi trường truyền thông dữ liệu và viễn thông
3.3.5. Lựa chọn phương án thực hiện kết nố
3.3.5.1. Kết nối với mạng trục chính
- Yêu cầu về dung lượng đường truyền là 2 Mbps - Khoảng cách truyền dẫn
- Tuyến có khoảng cách nhỏ nhất là 30km
- Tuyến có khoảng cách lớn nhất là trên 2000 km
Căn cứ vào các dịch vụ truyền thông hiện nay tại Việt nam, các hệ thống hiện có và khả năng có thể của Cục hàng không Việt Nam, ta có các lựa chọn sau đây:
- Kết nối qua đường truyền dẫn tương tự
- Kết nối qua đường truyền dẫn số trên cơ sở dịch vụ thuê riêng đường leased line
- Kết nối qua mạng internet - Kết nối qua đường truyền viba - Kết nối bằng hệ thống cáp quang - Kết nối bằng đường truyền vệ tinh
Đường truyền dẫn tương tự thường có tốc độ thấp, băng tần hẹp chủ yếu dùng cho các kết nối tạm thời, các hệ truy nhập từ xa.
Phương án thiết lập kết nối qua mạng internet sử dụng các Gateway tại các điểm truy nhập thiết lập các tuyến ảo. Phương án này có nhược điểm là bị cạnh tranh băng thông bởi các thuê bao khác, không phù hợp với những ứng dụng đòi hỏi thời gian thực, ngoài ra phương án này còn có tính bảo mật kém.
Phương án dựng kênh thuê riêng (leased line) bưu điện: phương án này có thể thực hiện được vì cơ sở hạ tầng hiện nay của ngành bưu điện tương đối hiện đại, đường truyền có thể đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ đặt ra của mạng. Tuy nhiên, việc thuê riêng các tuyến truyền dẫn với các dung lượng đặt ra như trên là tương đối tốn kém.
Phương án kết nối qua đường truyền bằng viba: Phương tiện truyền dẫn viba có thể thực hiện được đối với các tuyến truyền có khoảng cách ngắn cỡ vài chục tới vài trăm km và không gian thống. Việc truyền thông tin bằng viba có chất lượng không cao, dễ bị ảnh hưởng của môi trường. Hiện tại, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đang sử dụng một số tuyến truyền thông nghiệp vụ bằng đường truyền viba, tuy nhiên các tuyến trên không phù hợp với các hướng truyền của mạng
thông tin quản lý, việc xây dựng mới một hệ thống truyền dẫn viba là rất tốn kém và không khả thi.
Truyền dẫn bằng đường vệ tinh: Có khả năng truyền dẫn ở khoảng cách rất lớn, chất lượng cao. Tuy nhiên, nếu phải xây dựng mới một hẹ thống truyền dẫn vệ tinh thì rất tốn kém. Hiện tại, đơn vị cấp giới là Trung tâm Quản ly bay dân dụng Việt Nạm đã thíêt lập được một mạng thông tin vệ tinh riêng dùng cho các công tác nghiệp vụ thông qua vệ tinh THAICOM 1A. Các hướng liên kết của mạng vệ tinh này rất phù hợp với cấu hình mạng thông tin quản lý. Các trạm vệ tinh đều có khả năng giao tiếp và hỗ trợ các giao thức mạng như IP, IPX…
Thực hiện kết nối bằng mạng cáp quang: đường truyền dựng cáp quang có nhiều ưu điểm như băng thông rộng, chất lượng cao, có thể truyền với khoảng cách lớn. Cục Hàng không Việt Nam chưa có một mạng cáp quang riêng, việc xây dựng mới một mạng cáp quang là rất tốn kém, không khả thi. Hiện tại, VPCP đang sử dụng một backbone có sẵn đường trục Bắc Nam là 64 Mbps để phục vụ công tác quản lý cũng như trao đổi dữ liệu giữa các bộ, ngành. Mỗi bộ, ngành được phép kết nối vào backbone này với tốc độ là 2 Mbps. Cục Hàng không Việt Nam có thể kết nối vào backbone này thông qua đường truyền từ Bộ Giao thông đến Văn phòng Chính phủ, phương án kết nối này có thể thực hiện được.
Với các phân tích trên, đề xuất đưa ra là dựng phương án kết hợp sử dụng 2 đường truyền vệ tinh và tuyến cáp quang của VPCP trong đó, đường qua mạng của VPCP là tuyến chính và đường truyền vệ tinh là tuyến bổ xung. Việc sử dụng kết hợp hai tuyến truyền dẫn như trên sẽ giải quyết tốt được vấn đề dung lượng đường truyền, mặt khác có thể sử dụng được các hệ thống có sẵn, tiết kiệm được chi phí đầu tư.
Đối với tuyến vệ tinh, do khả năng về dung lượng có hạn nên đề xuất dung lượng đường truyền đối với mỗi tuyến trên trục chính sẽ là 128 kbps.
Hình: Phương án kết nối tuyến trục chính
3.3.5.2. Kết nối từ các node mạng trên trục chính tới các điểm phân phối
Đối với các tuyến này, có các phương tiện truyền dẫn sau đây: a) Các loại cáp
Cáp đồng trục:
Cáp đồng trục được chế tạo gồm một dây đồng ở giữa chất cách điện, chung quanh chất cách điện được quấn bằng dây bện kim loại dùng làm dây đất. Giữa dây đồng dẫn điện và dây đất có một lớp cách ly, ngoài cùng là một lớp bảo vệ. Cáp đồng trục gồm hai loại, loại gầy (Thin) và loạ béo (Thick). Cáp đồng trục được thiết kế để truyền tin cho băng tần cơ bản (baseband) hoặc băng tần rộng (broadband).
Dây cáp béo dùng cho đường xa, dây cáp gầy dùng cho đường gần. Tốc độ có thể đạt 350.000.000 bit/s
Cáp đồng trục có các loại:
• RG – 8 và RC A – 11, 50 odm dựng với Thicknet
• RG – 58, 50 odm dựng với Thinnet
• RG – 59, 75 odm dùng cho truyền hình cáp
• RG – 62, 93 odm dùng cho mạng ARCnet.
Cáp xoắn cặp:
Được chế tạo bằng hai sợi dây đồng (có vỏ bọc) xoắn vào nhau, ngoài cùng có vỏ bọc bảo vệ (STP) hoặc không có vỏ bọc bảo vệ (UTP).
Với loại STP do có màng chắn nên làm giảm EMI, màng chắn nối với phần mát có thể ngăn ngừa được tín hiệu lọt vào hoặc thoát ra. Có loại chỉ có một đôi dây cũng có loại có nhiều đôi dây xoắn ở trong vỏ bọc kim. Tốc độ lý thuyêst của cáp STP là 500Mbps nhưng thực tế lfa 155Mbps với khoảng cách đi cáp là 100m. Tốc độ truyền dữ liệu thường là 16Mbps (là ngưỡng cao nhất với mạng Token Ring). Độ dài giới hạn cáp STP là vài trăm một.
Với loại UTP có tính năng tương tự như STP chỉ kém về độ chống nhiễu do không có màng chắn nhưng nó lại được ưa dựng hơn do dung hòa được giữa giá thành và hiệu năng. Cáp UTP gồm 5 cấp, mỗi cấp có tốc độ dữ liệu khác nhau.
• Category 1: ít sử dụng trong mạng vì tốc độ quá thấp
• Category 2: sử dụng trong mạng thoại, tốc độ truyền tối đa 1Mbps
• Category 3: cấp độ dữ liệu thấp, 16Mbps (có thể được hỗ trợ để đạt 100Mbps), hay gặp trong mạng 10Base – T, hầu hết dùng cho các cơ sở cài đặt điện thoại.
• Category 4: cấp độ dữ liệu tốc độ 20Mbps. Thường dùng trong mạng Token Ring và Ethernet 10Base – Td.
• Category 5: cấp độ dữ liệu tốc độ 100Mbps loại này yêu cầu đặt phức tạp.
Cáp quang.
Làm bằng các sợi quang bọc bên ngoài có các lớp vỏ bọc, lớp gia cường, truyền dữ liệu xa hàng km, an toàn và không bị nhiễu. Tốc độ truyền tin có thể đạt
2Gbps, tuy nhiên giá thành rất cao và khó lắp đặt. b) Phương tiện vô tuyến.
Radio
Radio chiếm dải tần số từ 10Khz – 1Ghz, trong đó có các băng tần quen thuộc như:
- Sóng ngắn
- VHF (Very High Frequency): dùng cho truyền hình và FM radio - UHF (Ultra High Frequency): dùng cho truyền hình.
Viba
Có 2 dạng truyền thông bằng viba: mặt đất và vệ tinh. Các hệ thống viba mặt đất và vệ tinh. Các hệ thống viba mặt đất thường hoạt động ở băng tần 4 – 6 GHZ và 21 – 23 GHZ, tốc độ truyền dữ liệu từ 1 – 10Mbps.
Các hệ thống hồng ngoại.
Các mạng hồng ngoại có dải tần từ 100 – 1000GHZ, nhưng tốc độ truyền dữ liệu thực tế chỉ đạt dưới 1Mbps mặc dù về lý thuyết có thể đạt cao hơn. Có hai phương pháp kết nối bằng hồng ngoại là điểm - điểm và quảng bá.
Kiểu vận tải Giá thành Cài đặt Công suất Suy dẫn EMI Cáp đồng trục Trung bình<cat.5 UTP >cat.3 UTP mỏng< STP dày> STP sợi quang Rẻ tiền, dễ cài đặt, khó cấu hình lại Thường là 10Mbps Thấp hơnSTP và UTP hạn chế trong vòng vài km Ít nhạy cảm hơn UTP song vẫn bị ảnh hưởng của EMI STP Trung bình >UTP = đồng trục mỏng <đồng trục dày và sợi quang Vừa phải, khá dễ cài đặt, khó cấu hình hơn STP và cáp đồng trục Thường là 16 – 500Mbps Hạn chế trong vòng vài trăm một Giống cáp đồng trục UTP Thấp nhất Rẻ tiền, dễ cài đặt Từ 1 – 100Mbps với các đoạn chạy cáp 100m Hạn chế trong vòng vài trăm một Nhạy cảm nhất với EMI và nghe trộm Cáp quang Cao nhất Khó cài đặt 10Mbps đến
2Gbps thường là 100Mbps Thấp nhất. Phạm vi trong vòng vài chục km Không cảm ứng với EMI và nghe trộm Vi ba mặt
đất Trung bìnhđến cao Khó Từ 1 –10Mbps Tuỳ theocường đọ và điều kiện khí trời Ít nhạy cảm với EMI và nghe trộm Vi ba vệ
tinh Cao Khó cài đặt Từ 1 –10Mbps. Cũng có thể có các tốc độ cao hơn Tùy thuộc tần số cường độ, điều kiện khí trời Ít nhạy cảm với EMI và nghe trộm
Từ đặc điểm của các phương tiện kết nối trên, phương án đề xuất là: Đối với các tuyến từ các sân bay lẻ tới các node trung tâm:
- Có khoảng cách lớn: vài chục tới vài trăm km - Nhu cầu về dịch vụ không cao
Có thể dựng các liên kết vệ tinh có sẵn của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam với dung lượng đường truyền là 64Kbps. Ngoài ra để hỗ trợ đường truyền có thể kết hợp đường dial up để truy cập thông qua Internet. Khả năng này được cung cấp bởi các thiết bị mạng.
Đối với các liên kết có khoảng cách không lớn và yêu cầu về dịch vụ cao là các liên kết từ:
- Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam - Trung tâm Y tế Hàng không
- Trung tâm dịch vụ kỹ thuật QLB - Trung tâm điều hành bay
Tới các node trung tâm Có khoảng cách ≤ 1000m
Dung lượng đường truyền 10/100Mbps
Dựng các liên kết cáp quang. So với các phương tiện truyền dẫn khác, cáp quang có nhiều ưu điểm như băng thông rộng, truyền dung lượng lớn có thể lên tới hàng Gigabyte, chất lượng cao, có khả năng truyền xa với suy hao nhỏ. Về mặt giá thành, một hệ thống truyền dẫn cáp quang có giá thành tương đối cao hơn các phương tiện truyền dẫn khác. Tuy nhiên, chi phí lại chủ yếu tập trung cho các thiết bị kết nối. Các thiết bị liên kết của mạng như các router và các switch đều có hỗ trợ kết nối cáp quang. Do đó, chi phí cho việc dựng phương tiện truyền dẫn cáp quang giảm đi rất nhiều.
Ghi chú
Kết nối vệ tinh 128Kbps Kết nối vệ tinh 64Kbps Kết nối cáp quang 1000Kbps