Phân tạo mạng con Cấu hình địa chỉ mạng con.

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 36 - 38)

GIAO THỨC IP VÀ IPv6 2.1 Giới thiệu chung

2.3.3. Phân tạo mạng con Cấu hình địa chỉ mạng con.

Theo như trên, việc tổ chức có khả năng sử dụng các bit đầu của phần địa chỉ nội tại để phân tạo mạng con tạo ra một khả năng to lớn cho các tổ chức trên phân phối các mạng con với các kích cỡ tương ứng cho các bộ phận hay các công ty trực thuộc.

Ví dụ: Một công ty X có một địa chỉ lớp B.

Nếu không sử dụng mạng con, mặt nạ mạng sẽ là: 255.255.0.0. Như vậy, toàn công ty sẽ chỉ có một mạng duy nhất mà thôi.

Nhưng nếu có sự phân cấp, theo do việc quản lý lẫn tốc độ truy nhập và truy xuất sẽ nhanh hơn, thì người ta thường ứng dụng phép chia mạng con. Nếu số mạng con của công ty có thể đạt được là 20 mạng thì sử dụng khoảng 5 bit làm địa chỉ mạng con, còn 11 bit còn lại làm địa chỉ host trong các mạng con đĩ. (Chú ý: với 11 bit, mỗi mạng con đã có thể có đến 2045 địa chỉ host - số lượng rất lớn).

Ta có thể tra theo bảng sau dùng cho lớp B: Số bit mạng con Số mạng con Số bit mạng địa chỉ hệ thống Số địa chỉ host Mặt nạ mạng con 0 0 16 65534 255.255.0.0 1 15 Không cho phép 2 2 14 16382 255.255.192.0 3 4 13 8190 255.255.224.0 4 14 12 4094 255.255.240.0 5 30 11 2046 255.255.248.0 6 62 10 1022 255.255.252.0 7 126 9 510 255.255.254.0 8 254 8 254 255.255.255.0 9 510 7 126 255.255.255.128 10 1022 6 62 255.255.255.192

11 2046 5 30 255.255.255.224

12 4096 4 14 255.255.255.240

13 8190 3 6 255.255.255.248

14 16382 2 2 255.255.255.252

15 1 Không cho phép

Tuy rằng, việc phân chia trên có thể cho phép dải các địa chỉ tùy ý các tổ chức chọn lựa, nhưng theo quy ước, để chỉ đến các mạng người ta đơn giản chỉ thêm vào các địa chỉ các số không tương ứng. Ví dụ: 5.0.0.0 chỉ ra mạng lớp A, 131.18.0.0 chỉ ra mạng lớp B, 213.18.14.0 chỉ ra mạng lớp C. Tương tự như vậy, với trường hợp mạng con, để chỉ một mạng con thì người ta cũng lấy số 0 trong phần địa chỉ hệ thống. Ví dụ, với một lớp địa chỉ B: 162.10.0.0 có sử dụng 8 bit mặt nạ mạng. Thì rõ ràng, các địa chỉ sau: 162.10.5.0, 162.10.6.0… đều là địa chỉ mạng con và được sử dụng trong các bảng định tuyến (xét sau) để định tuyến số liệu. Ví nó là địa chỉ của mạng con nên nó không thể được gán cho một host hay một router nào bất kỳ. Cho nên, trong bản phân chia địa chỉ trên, số lượng mạng con cũng như số lượng host (và router) luôn bằng ( 2 – 2). Với trường hợp i (số bit mạng con hay host) là 1, rõ ràng theo nguyên tắc trên hoặc số lượng mạng con hoặc số lượng host sẽ bằng 0 (nên trong trường hợp này nó bị cấm – có nghĩa là không bao giờ có 15 hay 1 bit mạng con). Nếu không sử dụng mạng con thì ta không xét trong trường hợp này.

Bên cạnh đó có các địa chỉ đặc biệt, mà với chúng, chỉ được sử dụng cho các mục đích riêng biệt như sau:

Địa chỉ Mô tả

0.0.0.0 Được dựng như địa chỉ nguồn trong yêu cầu cấu hình ban đầu. Cũng dựng như là định tuyến mặc định trong bảng định tuyến

1.0.0.0.0 Không sử dụng trên Internet

127.0.0.0 Để dành

127.0.0.1 Địa chỉ Loopback

127.0.0.2 Để dành

128.0.0.0 Để dành

172.16.0.0 Không sử dụng trên Internet

191.255.0.0 Để dành

192.168.0.0 192.168.255.255

Không sử dụng trên Internet 240.0.0.0

255.255.255.254

Để dành 255.255.255.0 Để dành

255.255.255.255 Địa chỉ quảng bá nội bộ trên các thành phần mạng (host hay router) nối trên mạng LAN

Ngoài ra các địa chỉ có phần địa chỉ mạng, hay nội bộ hay host mạng con toàn số 0 hay toàn số 1 cũng không được dựng. Cho nên, một địa chỉ phải có ít nhất 2 bit trở lên (điều này phù hợp với điều phân tích ở trên).

Một phần của tài liệu phân tích thiết kế mạng tin học quản lý & điều phối hoạt động cục hàng không việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w