GIAO THỨC IP VÀ IPv6 2.1 Giới thiệu chung
2.2.4. Vấn đề chuyển đổi qua lại giữa tên và địa chỉ.
2.2.4.1. Chuyển đổi từ tên ra địa chỉ
Thông thường, người sử dụng muốn đánh các tên để nhớ, trong khi đó giao thức IP lại muốn biết địa chỉ của hệ thống đó. Nhiều máy, hệ thống được cấu hình với một tập tin nhỏ gọi là Host, tập tin này liệt kê những tên và địa chỉ của hệ thống nội tại.
192.168.100.1 Dai 108.ctvt.bddn 192.168.100.2 Dai 140.ctvt.bddn
192.168.100.3 Vp.ctvt.bddn
192.168.100.200 Kthuat.ctvt.bddn
Còn trên mạng chung, thì có thể sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán DNS (Domain Name System) để thực hiện việc chuyển đổi tên thành địa chỉ. Với một hệ thống, ta có thể truy tìm địa chỉ của một tên qua một lệnh nslookup.
Lúc đó, người sử dụng biết tên một hệ thống là kthuat.ctvt.bddn và địa chỉ của nó (ở dạng sử dụng dấu chấm phân cách) là: 192.168.100.200, họ có thể nghĩ ngay đến các phần của tên tương ứng với các số trong địa chỉ. Vì thế nếu gặp các tên có đuôi như ctvt.bddn thì rất có thể phần địa chỉ sẽ tương ứng với 192.168.100…
Hơn nữa, ta biết rằng địa chỉ phản ánh các điểm tiếp nối mạng và ràng buộc với vị trí mạng đó. Còn tên của hệ thống không phụ thuộc vào điểm tiếp vật lý của mạng. Do đó, một tổ chức có nhiều vị trí văn phòng khác nhau, sẽ có các tên gốc như nhau nhưng ở các vị trí rất xa nhau, tuy địa chỉ của chúng hết sức giống nhau. Lúc đó, dòng thông tin sẽ đưa đến hệ thống đó dựa trên địa chỉ chứ không phải tên, và vì thế một địa chỉ của hệ thống luôn luôn được truy cập trước khi chuyển dòng thông tin đến. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức lập ra kế hoạch đặt tên phù hợp với tính chất của tổ chức mình.
2.2.4.2. Chuyển đổi địa chỉ thành tên
Việc chuyển đổi địa chỉ thành tên được thực hiện qua việc sử dụng dịch vụ DNS (hệ thống quản lý tên miền). Quá trình chuyển đổi thực hiện qua lệnh nslookup, như sau:
set type = ptr
192.168.200.101. Server: ctvt.bddn.bdvn Address: 192.168.100.1
192.168.200.101 host name = dai 108.ctvt.bddn.bdvn
Một tổ chức hay doanh nghiệp có địa chỉ mạng chịu trách nhiệm ghi lại tất cả các địa chỉ - tên trong cơ sở dữ liệu DNS. Từ đó người ta có thể sử dụng lệnh netstat
để hiện rõ các tên host chứ không phải là các địa chỉ IP của chúng, đồng thời một số dịch vụ lại không đáp ứng những địa chỉ IP không tương ứng với các bản ghi có trong cơ sở dữ liệu DNS trên trong máy.
2.2.4.3. Giao thức phân giải địa chỉ (ARP)
Trước khi một gói tin được chuyển đi giữa hai trạm trên mạng LAN, một phải được đóng gói thêm phần đầu khung và phần cuối khung. Cả khung này được chuyển đến thàh phần giao tiếp mạng (thường là card mạng NIC) có địa chỉ vật lý tương ứng với địa chỉ vật lý nói đến có trong phần đầu khung (frame header).
Cho nên, để chuyển các gói tin trên mạng thì trước hết địa chỉ vật lý của trạm được nhận phải được xác định trước. Việc xác định trên hiện nay thường được làm theo một thủ tục tự động gọi là Giao thức phân giải địa chỉ (ARP). Giao thức ARP này sử dụng để chuyển dịch động những địa chỉ IP của máy tính và địa chỉ vật lý của chúng. Những hệ thống trên mạng nội bộ sử dụng ARP để tìm ra thông tin về địa chỉ vật lý trên mạng đó. Khi một máy tính muốn tìm ra địa chỉ của máy cần gửi cần gửi, nó tìm ra địa chỉ của máy nhận trên bảng ARP của nó. Nếu không có, nó gửi đi một thông điệp quảng bá yêu cầu, có chứa địa chỉ IP nới cần gửi. Tại máy tính nhận, sẽ nhận được thông điệp trên, nó cập nhật bảng ARP của nó và gửi lại cho máy đang yêu cầu địa chỉ IP tương ứng với địa chỉ vật lý của nó. Khi đó, máy tính gửi yêu cầu sẽ nhận được và cập nhật bảng ARP của nó và sẵn sàng trao đổi thông tin giữa hai máy.
2.2.4.1. Bảng ARP và thông điệp ARP
Thông điệp ARP được thiết kế nằm trong phần dữ liệu của một khung (phần ngay sau header của các khung lớp dữ liệu). Đồng thời, kiểu giao thức sử dụng để xác định là ARP trong lớp dữ liệu là: 0806. Khuôn dạng của một thông điệp ARP như sau:
Số byte Trường
2 Kiểu địa chỉ phần cứng
2 Kiểu giao thức địa chỉ lớp trên 1 Độ dài của địa chỉ phần cứng 1 Độ dài của địa chỉ lớp trên
2 Kiểu thông điệp: 00 01 = Yêu cầu; 00 02 = Trả lời * Địa chỉ phần cứng nơi gửi
* Địa chỉ lớp trên nơi gửi * Địa chỉ phần cứng nơi nhận * Địa chỉ lớp trên nơi nhận
Độ dài của bốn trường cuối phụ thuộc vào kỹ nghệ và giao thức được sử dụng. Ví dụ với mạng Ethernet (802.2, 802.3…) thì địa chỉ phần cứng có 6 byte còn địa chỉ lớp trên có 4 byte.
Vì thông điệp gửi đi cũng như trả lời đều ở dạng quảng bá nên mọi máy tính trên hệ thống đều nhận được và cập nhật trực tiếp các bảng ARP của chính máy mình một cách tự động (nhờ vào giao thức ARP đã nêu ở phần trên). Chính vì thế, việc gửi nhận thông tin trên mạng được dễ dàng hơn.
2.3. Mạng con
2.3.1. Khái niệm
Một tổ chức có địa chỉ lớp A hay lớp B có thể sẽ có một mạng khá phức tạp gồm nhiều các mạng LAN cũng như mạng WAN. Cho nên, thật hợp lý khi chi các không gian địa chỉ thành các phần địa chỉ mạng tương ứng với cấu trúc mạng. Để làm điều đó, người ta chia phần địa chỉ nội tại thành hai phần: phần địa chỉ hệ thống và phần địa chỉ mạng con (như hình).
Kích thước của phần mạng con của một địa chỉ cũng như số đăng ký trong mỗi mạng con phụ thuộc vào quyền cấp quyền của tổ chức, doanh nghiệp đó. Tuy vậy,
Địa chỉ mạng 128.121 Địa chỉ mạng con Địa chỉ hệ thống 50 145
thường người ta phân chia mạng con theo các dấu chấm trong địa chỉ. Ví dụ, một tổ chức có địa chỉ lớp B: 128.121 có thể sử dụng byte thứ 3 để làm địa chỉ mạng con ví dụ 128.121.1, 128.121.2… còn byte cuối và địa chỉ hệ thống của các host trong mạng con đĩ. Ví dụ 128.121.1.100, 128.121.1.102…
Mặt khác, tổ chức địa chỉ các lớp C thì chỉ có không gian phân chia 1 byte. Để phân thành mạng con, người ta có thể chọn: hoặc không có mạng con nào cả, hoặc có thể chọn 4 bit cho mạng con, còn 4 bit còn lại cho địa chỉ hệ thống. Ví dụ như: