CHĐNH SẤCH
Trong q trình giải quyết, Hội đồng xử lý đã bám sát phân tích ba dấu hiệu nêu trên.
Về dấu hiệu thứ nhất,Vinapco có hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng giao kết bằng việc ngừng cung cấp nhiên liệu bay. Dấu hiệu này là quá rõ ràng, thậm chí việc Vinapco đơn phương dừng cung cấp nhiên liệu bay cho PA trong ngày 01/4/2008 không đơn giản là vấn đề trong quan hệ của hai doanh nghiệp mà nó cịn gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của khoảng 5.000 hành khách bị lỡ chuyến trong các chuyến bay của PA trong ngày 01/4/2008.
Ở dấu hiệu thứ hai, Vinapco dựa vào lý
do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng. Hội đồng xử lý cho rằng mức phí cung ứng là yếu tố khơng liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng bởi theo hợp đồng số 34/PA2008 chỉ duy nhất một trường hợp Vinapco có thể tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng, đó là do PA chậm thanh toán. Cho đến ngày 01/4/2008, PA chưa hề chậm thanh toán cho Vinapco3. Lập luận của Hội đồng xử lý là phù hợp, bởi lẽ theo quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ hợp đồng chỉ được đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng4. Trong vụ việc này, giữa Vinapco và PA đã có thỏa thuận về áp dụng hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong trường hợp duy nhất là khi PA có hành vi chậm thanh tốn q ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bảng kê của Vinapco. Tình tiết vụ việc cũng cho thấy PA khơng có bất kỳ hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng nào. Do đó, việc Vinapco đưa ra lý do vì PA đã khơng chấp thuận mức phí mới mà Vinapco
đưa ra, việc PA đã khơng có trả lời bằng văn bản trong thời hạn Vinapco ấn định trước mặc nhiên là điều kiện để Vinapco áp dụng việc dừng cung ứng nhiên liệu bay cho PA như đã nêu trong công văn gửi cho PA để yêu cầu chấp nhận mức phí mới, là khơng thể chấp nhận.
Ở dấu hiệu thứ ba, sau khi thực hiện
hành vi tạm ngừng thực hiện hợp đồng ngày 01/4/2008, Vinapco chưa phải chịu bất kỳ biện pháp chế tài nào. Điều này cũng được đại diện của Vinapco thừa nhận tại phiên điều trần.
Như vậy, đã có đủ các căn cứ để xác định hành vi vi phạm của Vinapco, việc phân tích các dấu hiệu để đi đến kết luận của Hội đồng xử lý là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua vụ việc cho thấy, có một sự chưa rõ ràng trong việc xác định ranh giới giữa hành vi vi phạm theo Luật Thương mại và hành vi vi phạm theo Luật Cạnh tranh. Giả sử nếu hành vi đơn phương tạm ngừng thực hiện hợp đồng của Vinapco đã bị phía PA áp dụng các hình thức chế tài theo quy định của pháp luật đối với hợp đồng thương mại, thì phải chăng Vinapco sẽ khơng bị xử lý theo Luật Cạnh tranh (vì khơng thỏa mãn cấu thành doanh nghiệp không phải chịu biện pháp chế tài nào). Nếu như vậy, vẫn là một hành vi nhưng Vinapco có thể bị xử lý theo Luật Cạnh tranh hay chỉ đơn giản là một hành vi vi phạm hợp đồng và bị áp dụng các chế tài của Luật Thương mại là phụ thuộc vào việc PA có đưa ra yêu cầu và buộc Vinapco phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng hay khơng. Điều này xem ra khơng phù hợp. Bên cạnh đó, rõ ràng các quy định của Luật Cạnh tranh trong tình huống này đã giới hạn quyền lựa chọn hành động của doanh nghiệp độc quyền. Bởi lẽ, khi PA khơng chấp nhận mức phí mới mà Vinapco đưa ra và việc đàm phán cứ kéo dài thì có thể Vinapco sẽ phải gánh chịu thiệt hại, nhưng kể cả trong