THÛÅC TIÏỴN PHẤP LÅT
liên quan đủ tính tin cậy) nhưng vẫn không thỏa mãn được dư luận.
Vụ việc tăng giá cước 3G đặt ra một vấn đề là, kể cả trong trường hợp nếu có biến động về quan hệ cung cầu, hoặc có biến động làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ lên q 5% thì doanh nghiệp được phép tăng giá hàng hóa, dịch vụ vượt quá 5% nhưng cần phải có nguyên tắc xác định giới hạn rõ ràng như thế nào là tăng hợp lý, như thế nào là áp đặt mức tăng bất hợp lý.
3. Kiến nghị
Qua việc phân tích các vụ việc nêu trên, chúng tơi xin nêu một số ý kiến liên quan đến việc áp dụng và hoàn thiện các quy định của Luật Cạnh tranh về điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thị trường như sau:
Thứ nhất, trong thực tiễn, hành vi lạm
dụng của doanh nghiệp thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền rất phức tạp. Các hành vi vi phạm không phải được thực hiện một cách riêng lẻ, độc lập mà thường đi kèm với những hành vi khác như là một phản ứng có tính chất dây chuyền hoặc nhằm củng cố cho hành vi vi phạm. Bởi vậy, cơ quan cạnh tranh cần thận trọng trong việc bóc tách để xác định chính xác hành vi thỏa mãn cấu thành sự vi phạm.
Thứ hai, như đã phân tích ở trên, vẫn là
một hành vi đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà khơng có lý do chính đáng (theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 116), doanh nghiệp độc quyền có thể bị xử lý theo Luật Cạnh tranh hay chỉ đơn giản là một hành vi vi phạm hợp đồng và bị áp dụng các chế tài của Luật Thương mại là phụ thuộc vào việc bên bị vi phạm có đưa ra yêu cầu và buộc doanh nghiệp độc quyền phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng hay không. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu và quy định lại cho phù hợp. Cũng liên quan đến hành vi này, cần quy định rõ thế nào là “các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng” và nên chăng, cần nghiên cứu quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm khi doanh nghiệp độc quyền đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ
hợp đồng do việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết mang lại thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp độc quyền.
Thứ ba, đối với hành vi đặt điều kiện
thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh (khoản 4 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004), rõ ràng quy định của Luật Cạnh tranh đã tạo áp lực cho các bên liên quan phải chứng minh được mục đích của bên vi phạm khi thực hiện hành vi là nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh. Điều này là không hề đơn giản. Do đó, Luật Cạnh tranh cần quy định các dấu hiệu cụ thể để dùng làm căn cứ xác định mục đích của doanh nghiệp thống lĩnh khi thực hiện hành vi có phải là nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh hay khơng.
Thứ tư, liên quan đến quy định về hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá bán dịch vụ một cách bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng (khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh) cần nghiên cứu sửa đổi theo hướng bổ sung thêm quy định về ấn định giá để thu lợi quá mức (excessive pric- ing). Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bị coi là ấn định giá bán hàng hóa dịch vụ một cách bất hợp lý nếu tăng giá bán quá 5% trong khi khơng có biến động làm tăng chi phí sản xuất q 5%, hoặc khơng có biến động bất thường về quan hệ cung cầu tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nếu có biến động làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp quá 5% hoặc có biến động bất thường về quan hệ cung cầu tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp thống lĩnh có thể tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ thoải mái mà khơng lo bị xử lý. Bởi vậy, Việt Nam cần sớm nghiên cứu để mở rộng phạm vi áp dụng đối với hành vi ấn định giá bán hàng hóa dịch vụ một cách bất hợp lý để kể cả trong trường hợp có sự gia tăng chi phí sản xuất lên q 5% hoặc có biến động về quan hệ cung cầu thì doanh nghiệp thống lĩnh cũng không thể tăng giá một cách vô tội vạ mà không bị xử lý n