Nguyễn Ngọc Sơn, Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, Tlđd 4 Xem các Điều 08, 10, 12 Luật Thương mại 2005.

Một phần của tài liệu Comments on the contract for the transfer of real estate established in the future (by vietnamese (Trang 48 - 49)

CHĐNH SẤCH

trường hợp đó, Vinapco cũng khơng được phép tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng với PA.

Đối với hành vi đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh

Theo Điều 29 Nghị định 116, áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hố, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.

Theo quy định nêu trên, để xác định hành vi này cần làm rõ:

- Doanh nghiệp thống lĩnh đã áp đặt các điều kiện mua, bán khác nhau, giá cả khác nhau, thời hạn thanh tốn, số lượng hàng hóa khác nhau đối với những giao dịch tương tự nhau về mặt giá trị hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ.

- Nhằm đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.

Qua tình tiết vụ việc cho thấy hành vi của Vinapco đã thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên:

- Vinapco cùng thực hiện việc cung ứng nhiên liệu hàng khơng cho cả VNA và PA, có nghĩa là giao dịch mà Vinapco thực hiện với VNA và PA là cùng tính chất. Tuy nhiên, trong khi viện dẫn lý do chi phí nhiên liệu tăng để điều chỉnh mức phí cung ứng nhiên liệu thì Vinapco lại chỉ điều chỉnh tăng cao đối với PA, trong khi VNA vẫn được hưởng giá thấp. Điều này cho thấy Vinapco có sự phân biệt đối xử giữa PA và VNA, áp đặt giá cả khác nhau cho PA và VNA đối với giao dịch có cùng tính chất.

- Việc Vinapco áp đặt giá khác nhau cho PA và VNA trong khi PA và VNA đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau trên thị trường vận chuyển hành khách bằng máy

bay, lại đặt trong bối cảnh Vinapco là cơng ty “con” của VNA thì khơng thể khơng nghĩ đến hành vi của Vinapco nhằm đặt VNA vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn PA. Q trình thương lượng với Vinapco, PA cũng thể hiện quan điểm thừa nhận việc tăng phí cung ứng khi chi phí nhiên liệu tăng là hợp lý, nhưng u cầu phí cung ứng phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa. Điều này cho thấy việc PA từ chối mức giá mà Vinapco đưa ra khơng phải vì nó q cao hay bất hợp lý, mà chủ yếu vì PA thấy việc áp đặt giá như vậy sẽ tạo ra sự khơng bình đẳng trong cạnh tranh giữa PA và VNA.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền đã khơng xem xét phân tích hành vi của Vinapco áp đặt điều kiện thương mại (điều kiện về giá) khác nhau trong giao dịch như nhau (cùng cung ứng nguyên liệu hàng không nội địa) cho VNA và PA. Điều này cho thấy những thiếu sót nhất định trong q trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên có liên quan đến lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Một phần của tài liệu Comments on the contract for the transfer of real estate established in the future (by vietnamese (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)